Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp
- Cập nhật: Thứ ba, 8/1/2013 | 4:14:06 PM
YBĐT - Ngày 8/1, Ủy ban Dự thảo sửa đổi (DTSĐ) Hiến pháp năm 1992 đã tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về DTSĐ Hiến pháp. Hội nghị được tổ chức trực tuyến với các tỉnh thành trong cả nước.
Tại đầu cầu tỉnh Yên Bái, đồng chí Dương Văn Thống - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì.
|
Các đồng chí: Nguyễn Sinh Hùng - Ủy viên bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Ủy ban DTSĐ Hiến pháp năm 1992; Lê Hồng Anh - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban bí thư, Ủy viên Ủy ban DTSĐ Hiến pháp năm 1992; Nguyễn Xuân Phúc - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó thủ tướng Chính phủ, Ủy viên Ủy ban DTSĐ Hiến pháp năm 1992; Đinh Thế Huynh - Ủy viên bộ Chính trị, Bí thư TƯ Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Ủy viên Ủy ban DTSĐ Hiến pháp năm 1992; Uông Chu Lưu - Ủy viên BCH TƯ Đảng, Phó chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Ủy ban DTSĐ Hiến pháp năm 1992 chủ trì Hội nghị.
Tại đầu cầu tỉnh Yên Bái, đồng chí Dương Văn Thống - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khẳng định: Nhân dân có vai trò quan trọng trong xây dựng và sửa đổi Hiến pháp bởi vậy đây là đợt sinh hoạt chính trị - pháp lý quan trọng, có tác dụng giáo dục, phổ biến, truyên truyền, tạo sự đồng thuận, nâng cao nhận thức và trách nhiệm đối với việc xây dựng Hiến pháp, tôn trọng, thi hành Hiến pháp...
Hội nghị đã nghe Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu trình bày báo cáo về những nội dung cơ bản của DTSĐ Hiến pháp năm 1992. Theo đó, Hiến pháp năm 1992 có 12 chương, 147 điều; DTSĐ có 11 chương, 124 điều so với hiến pháp năm 1992. DTSĐ giảm 1 chương, 23 điều, giữ nguyên 14 điều, bổ sung 99 điều và bổ sung 11 điều mới.
Nội dung lấy ý kiến là toàn bộ Dự thảo Hiến pháp sửa đổi năm 1992, bao gồm: Lời nói đầu; chế độ chính trị; quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường; bảo vệ Tổ quốc; bộ máy Nhà nước; hiệu lực của Hiến pháp và quy trình sửa đổi Hiến pháp.
Đồng chí Phan Trung Lý - Ủy viên Ủy ban DTSĐ Hiến pháp năm 1992, Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật, Trưởng Ban biên tập đã báo cáo kế hoạch tổ chức lấy ý kiến nhân dân về DTSĐ Hiến pháp. Cá nhân, cơ quan, tổ chức, tập thể đóng góp ý kiến về toàn bộ nội dung DTSĐ Hiến pháp hoặc về một hay một số nội dung cụ thể trong DTSĐ Hiến pháp.
Các ý kiến đóng góp tổng hợp báo cáo Ủy ban DTSĐ Hiến pháp hoặc gửi ý kiến đóng góp trực tiếp bằng văn bản đến Ủy ban DTSĐ Hiến pháp số 37 Hùng Vương, Ba Đình, Hà Nội đồng thời gửi ý kiến đóng góp đến hộp thư điện tử ubdthp@qh.gon.vn hoặc qua trang thông tin điện tử: http://duthaoonline.quochoi.vn.
Thời gian tổ chức lấy ý kiến nhân dân về DTSĐ Hiến pháp bắt đầu từ 2/1/2013 cho đến hết ngày 31/3/2013.
N.T
Các tin khác
Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, để làm rõ hơn chủ quyền nhân dân, cơ chế phân công, phối hợp, kiểm soát quyền lực, hoàn thiện bộ máy nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã bổ sung 3 điều mới quy định về 3 thiết chế hiến định độc lập, gồm Hội đồng Hiến pháp, Hội đồng bầu cử quốc gia và Kiểm toán Nhà nước.
Gần 80% trong số những người Hàn Quốc được hỏi cho hay họ vẫn thấy nguy cơ bùng nổ chiến tranh giữa nước này với CHDCND Triều Tiên sau 60 năm khi chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) kết thúc bằng thỏa thuận ngừng bắn.
Theo Thông cáo báo chí của Ban Thư ký ASEAN, lễ nhậm chức Tổng Thư ký ASEAN của ông Lê Lương Minh được tổ chức vào sáng 9/1/2013 tại trụ sở Ban Thư ký ASEAN, thủ đô Jakarta, Indonesia.
Sáng 7/1, tại Hà Nội, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai công tác lao động, người có công và xã hội năm 2013. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đến dự và chỉ đạo hội nghị.