Một vài ý kiến của các cấp công đoàn về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992

  • Cập nhật: Thứ ba, 16/4/2013 | 8:49:37 AM

YBĐT - Thực hiện kế hoạch của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Liên đoàn Lao động tỉnh Yên Bái đã triển khai tới các cấp công đoàn về việc góp ý kiến vào bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Đông đảo công nhân viên chức lao động đã tích cực tìm hiểu và tham gia góp ý kiến.

Đại biểu HĐND tỉnh nghiên cứu tham gia góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Đại biểu HĐND tỉnh nghiên cứu tham gia góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

1. Về tên gọi Hiến pháp: Nên dùng tên gọi Hiến pháp là “Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013” vì Hiến pháp được chỉnh lý cả nội dung và bố cục, nội dung sửa đổi nhiều; số điều được rút gọn lại (thay đổi cơ bản).

  2. Về chế độ chính trị: Bố trí như Dự thảo là đủ và đúng vì Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị cần bố trí vào một điều (Điều 9 là phù hợp). Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động. Tuy là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhưng công đoàn là tổ chức của giai cấp công nhân, có đông đoàn viên, là lực lượng quan trọng, tiên phong trong xây dựng Nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Do đó, bố trí một điều (Điều 10) là cần thiết.

- Trong Chương I: Chế độ chính trị, đề nghị sửa lại nội dung khoản 3, Điều 13 vì Quốc ca là bài “Tiến quân ca”, bài hát có tác giả, do đó cần ghi rõ là: “Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là bài hát “Tiến quân ca”, nhạc và lời của nhạc sỹ Văn Cao”.

3. Chương II: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân:

- Đề nghị sửa Điều 45: “Công dân… sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ…”, sửa từ “mẹ đẻ” bằng từ “dân tộc”.

- Đề nghị bỏ khoản 1, Điều 46: “Mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành” vì tại Điều 21 đã qui định: “Mọi người có quyền sống”.
- Đề nghị sửa Điều 50: “Mọi người có nghĩa vụ nộp thuế”, đề nghị sửa từ “người” thành từ “công dân”.

4. Chương IV: Bảo vệ Tổ quốc:

- Đề nghị sửa Điều 70 thành “Lực lượng vũ trang… có nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nhân dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và thực hiện nghĩa vụ quốc tế” vì nêu như Dự thảo là dài và không đủ.

5. Chương V: Quốc hội:

- Đề nghị bỏ Điều 86 vì đại biểu Quốc hội nếu vi phạm pháp luật đều bị xử lý theo quy định của pháp luật như mọi công dân khác. Nếu quy định như Dự thảo thì các thành viên khác làm việc tại các cơ quan Đảng, cơ quan Chính phủ, cơ quan tư pháp… có ngoại lệ đó không? Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật nên không có ngoại lệ dành riêng cho đại biểu Quốc hội.

6. Chương VII: Chính phủ:

- Đề nghị sửa đổi khoản 7, Điều 101 theo hướng Chính phủ chỉ tiến hành đàm phán, ký kết các văn bản, nhân danh Chính phủ Việt Nam với chính phủ các nước, còn công tác đối ngoại, ký kết các điều ước quốc tế thuộc trách nhiệm của Chủ tịch nước, nhiệm vụ này Chủ tịch nước không nên ủy quyền.

Ông Bùi Văn Hải - Trung tâm Phát triển khoa học công nghệ và Chăm sóc sức khỏe cộng đồng tỉnh Yên Bái: Quân đội không thể nằm ngoài sự lãnh đạo của Đảng

Quân đội nhân dân Việt Nam do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, của Bác, quân đội ta đã giành rất nhiều chiến công hiển hách trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

Sự lãnh đạo của Đảng để cho quân đội đảm bảo thắng lợi là việc không thể chối cãi và muốn có một lực lượng quân đội bách chiến bách thắng như quân đội chúng ta thì không thể tách rời sự lãnh đạo của Đảng, của Bác Hồ và của Quân ủy Trung ương. Đó là một điều khẳng định chắc chắn rằng, quân đội không thể nằm ngoài sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

 

 

Ông Nguyễn Văn Quang - phường Yên Thịnh, thành phố Yên Bái: Đất đai, tài nguyên nước là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân

Theo tôi, Điều 57, 58 của Hiến pháp quy định, đất đai, tài nguyên nước là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý theo quy định là hoàn toàn phù hợp. Đất đai của Việt Nam là của nhân dân Việt Nam, của dân tộc Việt Nam mà không phải của bất kỳ một cá nhân nào đứng ra làm chủ sở hữu. Do đó, Nhà nước là người đại diện cho nhân dân quản lý toàn bộ hệ thống đất đai. Nhà nước cần có một bộ luật về đất đai hợp lý để giải quyết những vướng mắc và phát sinh trong nhân dân về vấn đề đất đai.

M.C (thực hiện)

H.H

Các tin khác
Tổng thống đắc cử Nicolás Maduro.

Nhân dịp ông Nicolás Maduro đắc cử Tổng thống nước Cộng hòa Bolivar Venezuela nhiệm kỳ 2013-2019, ngày 15/4, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã gửi điện mừng đến Tổng thống đắc cử Nicolás Maduro.

Toàn cảnh Hội nghị lần thứ 16 (mở rộng).

YBĐT - Ngày 15/4, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Yên Bái khoá 17 tổ chức Hội nghị lần thứ 16 (mở rộng). Đánh giá kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quý I, triển khai phương hướng nhiệm vụ trọng tâm quý II/2013; sơ kết 1 năm thực hiện Nghị quyết TƯ 4 khoá XI "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay".

Cụ Huỳnh Thúc Kháng sáng lập và lãnh đạo báo Tiếng Dân (Ảnh tư liệu)

Đây là sự ghi nhận công lao to lớn của cụ đối với sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, tự do cho Tổ quốc.

YBĐT - Yên Bái tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt của tỉnh thông tin về tình hình nhiệm vụ quốc phòng - an ninh trong giai đoạn hiện nay; Nguy cơ lây nhiễm cúm A/H5N1 từ chim yến; Thủ tướng yêu cầu bỏ ghi tên cha, mẹ trên chứng minh nhân dân mới; Triều Tiên “phạm sai lầm lớn” nếu thử tên lửa... là những tin tức nổi bật diễn ra trong những ngày qua.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục