Quân đội ta tận trung với Đảng, tận hiếu với dân
- Cập nhật: Thứ sáu, 14/6/2013 | 9:19:09 AM
YBĐT - Việc lấy ý kiến của toàn dân về bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 nhằm phát huy trí tuệ của cả dân tộc vào văn bản pháp lý quan trọng nhất của đất nước. Khi mà mọi tầng lớp nhân dân, nhất là đội ngũ trí thức có những ý kiến tâm huyết thì đâu đó xuất hiện những ý kiến, những quan điểm trái chiều, không mang tính xây dựng, thậm chí còn có những biểu hiện chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, làm lu mờ vai trò lãnh đạo của Đảng… “Phi chính trị hóa quân đội” là một trong những quan điểm như vậy.
Sau giờ huấn luyện.
Ảnh: huy văn
|
Bất kỳ người dân Việt Nam nào cũng biết, Quân đội nhân dân Việt Nam ra đời ngày 22/12/1944, trước khi nước ta giành được độc lập, tự do. Hơn thế nữa, Quân đội nhân dân Việt Nam lại do chính Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức, giáo dục và rèn luyện. Lịch sử dân tộc Việt Nam đã ghi nhận, trong suốt quá trình ra đời và phát triển gần 60 năm qua, lực lượng quân đội dưới sự lãnh đạo của Đảng đã kiên cường, anh dũng chiến đấu và chiến thắng nhiều kẻ thù hùng mạnh, giành độc lập dân tộc và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Quân đội cũng góp sức to lớn vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Quân đội nhân dân Việt Nam ngày càng trưởng thành, vững mạnh là cơ sở để bảo vệ vững chắc Tổ quốc, bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước, bảo vệ nhân dân. Lợi ích của Đảng gắn liền với lợi ích của nhân dân. Mối quan hệ giữa Đảng với dân và quân đội là sự gắn bó máu thịt. Vì thế, quân đội ta luôn “Trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng” như lời Bác Hồ đã dạy.
Bởi thế, chúng ta thấy rằng, “phi chính trị hóa quân đội” là điều không thể xảy ra. Phải giữ vững quan điểm Đảng lãnh đạo quân đội một cách trực tiếp trong mọi tình huống và không ngừng cảnh giác trước mọi âm mưu của các thế lực thù địch lợi dụng dân chủ để chống phá nước ta thông qua cuộc sinh hoạt chính trị sâu rộng góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Lê Phiên
Các tin khác
Trong ngày làm việc thứ 22 kỳ họp thứ 5 (14/6), dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, các đại biểu sẽ tiếp tục nghe trả lời chất vấn của các Bộ trưởng, trưởng ngành. Hôm nay cũng là ngày kết thúc chương trình chất vấn, trả lời chất vấn tại Quốc hội.
YBĐT - Tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn, ngày 13/6, Bộ trưởng Cao Đức Phát đã nhận được những câu hỏi của các đại biểu tập trung vào các vấn đề như: Chống biến đổi khí hậu, giải pháp chủ yếu để đạt được mục tiêu xây dựng nông thôn mới, các chính sách hỗ trợ nông dân phải di dời phục vụ xây dựng các công trình dự án thủy điện, thủy lợi; việc bố trí đất sản xuất, chính sách hỗ trợ nguồn vốn tín dụng, vốn vay đầu tư cho nông dân mua máy móc phục sản xuất…
>>Quốc hội chất vấn các thành viên Chính phủ
YBĐT- Trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn, diễn ra chiều nay 12/6, các đại biểu tiến hành chất vấn Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Cao Đức Phát tập trung vào các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, khắc phục những mặt còn tồn tại yếu kém và đề ra các giải pháp toàn diện trên mặt trận nông nghiệp, nhằm nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp trước những khó khăn đang đặt ra; cũng như việc xây dựng nông thôn mới… Đại biểu Nguyễn Thị Bích Nhiệm (đoàn Yên Bái) đã có câu hỏi chất vấn Bộ trưởng Bộ NN & PTNT Cao Đức Phát xung quanh vấn đề này.
YBĐT - Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm 47 lãnh đạo cao cấp; Kỷ niệm 65 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948 - 11/6/2013); cuộc họp tìm giải pháp kiềm chế tai nạn giao thông; WHO cảnh báo virus corona có khả năng gây đại dịch; Quân chính phủ chuẩn bị tổng tấn công thành phố lớn nhất Syria... là những tin tức đáng chú ý