Chủ động hội nhập khi tham gia Hiệp định TPP

  • Cập nhật: Thứ năm, 12/9/2013 | 1:49:31 PM

Thách thức cho các doanh nghiệp chính là áp lực cạnh tranh từ trong nước và các nước thành viên.

12 quốc gia tham gia đàm phán Hiệp định TPP.
12 quốc gia tham gia đàm phán Hiệp định TPP.

Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà Việt Nam tham gia đang trong vòng đàm phán cuối cùng, dự kiến có thể hoàn thành vào cuối năm nay. Khi tham gia hiệp định này, các thỏa thuận tự do hóa, ưu đãi về thuế suất xuất khẩu sẽ mang lại lợi ích lớn cho xuất khẩu của Việt Nam và thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài.

Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội mở ra, có không ít thách thức mà doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt trước áp lực cạnh tranh lớn từ các nước thành viên.

Hiệp định TPP với sự tham gia của 12 quốc gia là Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Hoa Kỳ và Việt Nam vừa hoàn tất phiên đàm phán thứ 19 tại Brunei vào ngày 1/9 vừa qua. Khi tham gia Hiệp định, các quốc gia sẽ được hưởng lợi khi thuế suất của hầu hết các mặt hàng sẽ giảm về 0% trong vòng 10 năm.

Đối với Việt Nam, việc tham gia Hiệp định TPP sẽ góp phần thúc đẩy xuất khẩu sang các nước thành viên, đặc biệt là 2 cường quốc kinh tế là Hoa Kỳ và Nhật Bản. Khi Hiệp định có hiệu lực, đây sẽ là một cú hích lớn đối với xuất khẩu, Việt Nam có thể tận dụng để tiếp cận, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực  như da dày, dệt may, thủy sản, nông sản và đồ gỗ. Đồng thời, đây cũng sẽ là một trong những động lực góp phần phục hồi đà tăng trưởng của kinh tế Việt Nam.

Bà Nguyễn Thị Hoàng Thúy, Phó vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công thương cho biết, đây cách duy nhất có thể có quan hệ FTA đối với Hoa Kỳ trước một số nước đang phát triển khác, ở trong khu vực thường xuyên có cạnh tranh với Việt Nam, ví dụ Trung Quốc, Indonesia và Thái Lan, vì các nước này chưa tham gia đàm phán TPP.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, Hiệp định Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương còn làm thay đổi thương mại dệt may toàn cầu, trong đó có Việt Nam, nhất là khi tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đạt 25%-30% trong những năm qua.

Tuy nhiên, thách thức rất lớn với các thành viên tham gia hiệp định, cũng như các doanh nghiệp dệt may trong nước là tiêu chuẩn về lao động và môi trường của Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình dương khá cao. Nếu doanh nghiệp dệt may vi phạm những tiêu chuẩn này có thể bị truy thu thuế ngược lại với những lô hàng đã được miễn thuế.

Ông Lê Tiến Trường, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn dệt may Việt Nam (Vinatex) cho biết, để chuẩn bị cho quá trình này, các doanh nghiệp cần tập trung cải thiện giá trị gia tăng trong nước, tăng mức chủ động trong tất cả các khâu, đặc biệt là khâu thiết kế và chủ động nguyên liệu.

“Quá trình đàm phán gia nhập TPP đã được diễn ra trong hàng chục năm qua, kể từ khi Chính phủ chuẩn bị thương lượng song phương FTA với Hoa Kỳ, WTO. Những chuẩn bị này trong nhiều năm đã từng cải thiện giá trị gia tăng của ngành dệt may, từ chỗ chỉ từ 25-30% tỷ lệ nội địa hóa đến nay đã có xấp xỉ 50% nội địa hóa...”, ông Trường nói.

Cơ hội thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng đồng thời với thách thức mở cửa thị trường và áp lực cạnh tranh với các thương hiệu quốc tế của các doanh nghiệp trong nước.

Tình cảnh thua ngay trên sân nhà sẽ không tránh khỏi nếu như năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế, không  nâng cao hiệu quả hoạt động, cải thiện năng suất, chất lượng sản phẩm.

Để bước vào “sân chơi” này, doanh nghiệp cần phải ý thức được điểm yếu của mình, nhanh chóng cơ cấu lại sản xuất, đổi mới công nghệ để tận dụng tối đa lợi ích mà Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương mang lại.

(Theo VOV)

Các tin khác
Yên Bái đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư. Ảnh minh hoạ

Các cấp chính quyền tỉnh Yên Bái thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ kịp thời khó khăn cho doanh nghiệp nhằm đẩy nhanh vốn đầu tư trên địa bàn.

Mô hình chăn nuôi trâu, bò bán chăn thả của hội viên nông dân xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải mang lại hiệu quả kinh tế, giúp người dân xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.

Với địa hình đồi núi hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, khí hậu khắc nghiệt, khô hanh kéo dài, huyện Mù Cang Chải gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp. Những năm gần đây, Hội Nông dân (HND) huyện Mù Cang Chải đã triển khai nhiều phong trào, hoạt động có ý nghĩa, góp phần tạo sự chuyển biến rõ nét trong phát triển nông nghiệp tại địa phương.

Vườn thanh long được cấp mã số vùng trồng tiêu thụ nội địa của gia đình ông Trần Bá Đức, xã Nghĩa Lộ, thị xã Nghĩa Lộ.

Nhiều năm qua, người trồng cây ăn quả ở xã Nghĩa Lộ, thị xã Nghĩa Lộ đã đẩy mạnh sản xuất theo hướng an toàn, không thuốc trừ cỏ, không tồn dư thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) với quan niệm “sản xuất an toàn, sản phẩm không lo ế”.

Ảnh minh họa

Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh đã có công văn gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố về việc Trung Quốc thông báo chính sách kiểm soát nhập khẩu với dưa hấu của Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục