EU hỗ trợ vốn cho Việt Nam phát triển kinh tế đô thị

  • Cập nhật: Thứ hai, 16/9/2013 | 7:59:36 AM

Đây là lần đầu tiên Liên minh châu Âu giúp Việt Nam nâng cao quản trị địa phương để phát triển kinh tế tại các đô thị trị giá gần 500.000 euro.

Thông tin trên được đưa ra tại cuộc họp báo khởi động dự án "Tăng cường quản trị địa phương để phát triển kinh tế tại các đô thị Việt Nam" tổ chức sáng 13/9.

Theo Hiệp hội các Đô thị Việt Nam, các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế nhưng sức cạnh tranh thấp do những mâu thuẫn và sự chưa hoàn chỉnh của các văn bản quy phạm pháp luật. Cụ thể, họ phải đối mặt với việc khó tiếp cận nguồn vốn, thông tin và công nghệ, thiếu thông tin liên lạc giữa chính quyền địa phương và khu vực doanh nghiệp cũng như thiếu sự hỗ trợ và ưu đãi trong chính sách thuế.

Từ thực tiễn nêu trên, Hiệp hội các đô thị Việt Nam đã xây dựng dự án nhằm mục tiêu cung cấp kiến thức và kỹ năng cho các cán bộ chính quyền địa phương, doanh nghiệp nhỏ và vừa và doanh nghiệp gia đình để tiếp cận vốn, công nghệ, thông tin và hiểu về quyền lợi hợp pháp của họ.

Theo bà Ngô Thị Tám - Phó Tổng Thư ký Hiệp hội các Đô thị Việt Nam, đồng Giám đốc dự án, ba thành phố được lựa chọn để triển khai chương trình là Hải Dương, Huế và thị xã Tây Ninh. Lựa chọn này dựa trên việc xem xét hình thức doanh nghiệp tại địa bàn, sự cam kết của lãnh đạo thành phố và cũng nhằm thể hiện tính đại diện vùng miền.

Dự án được tài trợ từ nguồn vốn ODA không hoàn lại của liên minh châu Âu với tổng vốn dự kiến 449.805 euro. Tiến sĩ Marion Fischer, đại diện Liên minh châu Âu nhận xét, đây lần đầu tiên liên minh châu Âu hỗ trợ Việt Nam trong một dự án về tăng cường quản trị địa phương, tập trung vào phát triển doanh nghiệp nhỏ và hộ gia đình. Do đó, sau khi kết thúc dự án, bà kỳ vọng năng lực cạnh tranh của các chính quyền địa phương sẽ được cải thiện.

(Theo VnExpress)

Các tin khác
Yên Bái đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư. Ảnh minh hoạ

Các cấp chính quyền tỉnh Yên Bái thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ kịp thời khó khăn cho doanh nghiệp nhằm đẩy nhanh vốn đầu tư trên địa bàn.

Mô hình chăn nuôi trâu, bò bán chăn thả của hội viên nông dân xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải mang lại hiệu quả kinh tế, giúp người dân xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.

Với địa hình đồi núi hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, khí hậu khắc nghiệt, khô hanh kéo dài, huyện Mù Cang Chải gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp. Những năm gần đây, Hội Nông dân (HND) huyện Mù Cang Chải đã triển khai nhiều phong trào, hoạt động có ý nghĩa, góp phần tạo sự chuyển biến rõ nét trong phát triển nông nghiệp tại địa phương.

Vườn thanh long được cấp mã số vùng trồng tiêu thụ nội địa của gia đình ông Trần Bá Đức, xã Nghĩa Lộ, thị xã Nghĩa Lộ.

Nhiều năm qua, người trồng cây ăn quả ở xã Nghĩa Lộ, thị xã Nghĩa Lộ đã đẩy mạnh sản xuất theo hướng an toàn, không thuốc trừ cỏ, không tồn dư thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) với quan niệm “sản xuất an toàn, sản phẩm không lo ế”.

Ảnh minh họa

Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh đã có công văn gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố về việc Trung Quốc thông báo chính sách kiểm soát nhập khẩu với dưa hấu của Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục