Điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới

  • Cập nhật: Thứ tư, 20/11/2013 | 2:36:24 PM

YBĐT - Sau gần 3 năm triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay xã Đại Phác, huyện Văn Yên (Yên Bái) đã đạt được 11/19 tiêu chí, trong đó có nhiều tiêu chí mang ý nghĩa quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng ở địa phương như cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, điện, cơ sở y tế, giáo dục, cơ cấu lao động...

Nhờ nguồn vốn đầu tư của Nhà nước, sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân, nhiều tuyến đường liên thôn, nội đồng ở Đại Phác đã được kiên cố hóa.
Nhờ nguồn vốn đầu tư của Nhà nước, sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân, nhiều tuyến đường liên thôn, nội đồng ở Đại Phác đã được kiên cố hóa.

Theo Chủ tịch UBND xã Phạm Tùng Nguyên, trong những ngày đầu triển khai xây dựng NTM, các ban, ngành, đoàn thể của xã đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động để nhân dân hiểu rõ ý nghĩa, mục đích của chương trình, tạo sự đồng thuận, từ đó chủ động tổ chức thực hiện. Được sự hỗ trợ của Nhà nước cùng sự đồng lòng đóng góp của nhân dân, sau hai năm triển khai, Đại Phác đã huy động được nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ sản xuất, chỉnh trang khu dân cư lên tới gần 35 tỷ đồng.

Trong đó, vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và hỗ trợ sản xuất của Nhà nước gần 7 tỷ đồng, vốn nhân dân đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng gần 5 tỷ đồng, vốn vay tín dụng lũy kế đến năm 2012 trên 9 tỷ đồng và vốn nhân dân đóng góp chỉnh trang khu dân cư trên 13 tỷ đồng. Trong 11 tiêu chí mà Đại Phác đã hoàn thành thì tiêu chí xây dựng đường giao thông nông thôn triển khai có hiệu quả hơn cả, tạo sự thay đổi rõ nét nhất.

Đến nay, hầu hết người dân trong xã đều hiểu được những con đường là để phục vụ cho chính mình và sẵn sàng hiến đất xây dựng hạ tầng nông thôn khang trang, hiện đại. Theo thống kê, trong hai năm qua, người dân Đại Phác đã tự nguyện hiến gần 13.000m2 đất thổ cư để mở rộng và bê tông hóa đường liên thôn, đường nội đồng.

Nhờ vậy, chỉ trong năm 2012, toàn xã đã kiên cố hóa trên 12km đường giao thông nông thôn, đến giữa năm 2013, con số này đã tăng lên 17km. Tiêu biểu là thôn Tân Thành. Năm 2012, người dân trong thôn đã hiến gần 2.000m2 đất, đóng góp hơn 25 triệu đồng để làm đường. Đến nay, gần 100% đường nội thôn đã được bê tông hóa rộng rãi. Bộ mặt giao thông nông thôn ở Đại Phác nhờ đó cũng có những đổi thay rõ rệt.

Cùng với xây dựng cơ sở hạ tầng, Đại Phác cũng rất chú trọng đầu tư cho phát triển sản xuất để tăng thu nhập cho người dân. Ông Phạm Tùng Nguyên cho biết, xã đã đầu tư xây dựng 3 mô hình nuôi baba thương phẩm và hỗ trợ vốn sản xuất cho 7 hộ nông dân từ nguồn vốn hỗ trợ sản xuất xây dựng NTM.

Cũng từ nguồn vốn này, xã còn hỗ trợ 2 tỷ đồng cho mô hình sản xuất lúa chiêm hương hàng hóa của 431 hộ dân với diện tích trên 46ha, hỗ trợ trên 300 triệu đồng cho mô hình cơ giới hóa khâu thu hoạch với 8 hộ dân tham gia thực hiện. Từ động lực trên, Đại Phác đang tiếp tục phấn đấu đến hết năm 2013 đạt thêm tiêu chí về môi trường và đến năm 2015 đạt 19/19 tiêu chí.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, quá trình thực hiện xây dựng NTM ở Đại Phác cũng đã bộc lộ nhiều hạn chế, khó khăn cần khắc phục. Ông Phạm Tùng Nguyên cho rằng, những khó khăn này không chỉ ở Đại Phác mà còn là khó khăn chung của nhiều xã đang thực hiện xây dựng NTM trong cả nước, đặc biệt là khu vực trung du miền núi.

Đầu tiên là trình độ chuyên môn của cán bộ xã còn nhiều hạn chế, không có cán bộ chuyên ngành trong thực hiện nhiệm vụ lập quy hoạch, chưa nắm chắc quy trình cũng như các bước xây dựng ý tưởng trong lập đồ án quy hoạch, quy hoạch sản xuất, phân vùng kinh tế gặp nhiều khó khăn; đất đai manh mún do hậu quả của việc giao đất trong sản xuất nông nghiệp trước đây. Trong khi đó, đơn vị tư vấn đến giúp xã lập đồ án quy hoạch là đơn vị tư vấn chuyên ngành nhưng thực tế việc lập đồ án quy hoạch xây dựng NTM của xã là quy hoạch mang tính tổng thể, do vậy qua quá trình triển khai thực hiện đã bộc lộ những hạn chế nhất định.

Việc lập đề án chi tiết thực hiện xây dựng NTM cũng bộc lộ nhiều bất cập, đặc biệt các mẫu biểu tổng hợp theo hướng dẫn trong đề án quá nhiều và chồng chéo. Bên cạnh đó, việc quy hoạch phân vùng phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, đất cho các công trình giao thông, thủy lợi, công trình văn hóa trên địa bàn xã rất khó khăn về mặt bằng.

Nguyên nhân là do đặc thù ở miền núi, hiện nay những vị trí phù hợp để xây dựng các công trình này là đất lúa, tuy nhiên việc sử dụng đất lúa lại không được phép theo quy định của Chính phủ, còn nếu sử dụng đất đồi thì rất khó khăn và tốn kém trong san tạo mặt bằng để xây dựng. Một số tiêu chí khác cũng vấp phải nhiều khó khăn như: tiêu chí về trường học, cơ sở vật chất, văn hóa, chợ nông thôn, thu nhập của người dân… đòi hỏi cấp ủy, chính quyền địa phương nhiều nỗ lực hơn nữa trong xây dựng NTM.

 Hùng Cường

Các tin khác
Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Trần Huy Tuấn đã trao Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư cho Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Erex Honna Hitoshi.

Nhà máy điện sinh khối sẽ được xây dựng trên diện tích khoảng 10ha với tổng vốn đầu tư dự kiến từ 100 đến 120 triệu USD, dự án này cũng nhận được sự hỗ trợ từ Bộ Môi trường Nhật Bản.

Kết quả đấu thầu vàng miếng SJC sáng 8/5, giá trúng thầu duy nhất là 86,05 triệu đồng/lượng, cao hơn 750.000 đồng/lượng so với giá tham chiếu.

Ảnh minh họa

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định số 381/QĐ-TTg ngày 7/5/2024 phê duyệt phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Khách hàng đến giao dịch tại Agribank Chi nhánh huyện Văn Chấn.

Thời gian qua, Agribank huyện Văn Chấn và Hội Nông dân (HND) huyện đã có sự phối hợp tích cực, có trọng tâm trong việc thực thi chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn, góp phần phát huy tiềm năng kinh tế của địa phương, phát triển xây dựng nông thôn mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục