Để phát triển bền vững chăn nuôi đại gia súc

  • Cập nhật: Thứ ba, 10/12/2013 | 2:48:21 PM

YBĐT - Để ngành chăn nuôi phát triển bền vững, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, từng bước hình thành vùng chăn nuôi hàng hóa tập trung quy mô lớn, Yên Bái đã có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ người chăn nuôi.

Phần lớn các nông hộ chăn nuôi đại gia súc nhỏ lẻ nên hiệu quả kinh tế không cao.
Phần lớn các nông hộ chăn nuôi đại gia súc nhỏ lẻ nên hiệu quả kinh tế không cao.

Tiêu biểu như chương trình Sind hóa đàn bò, chương trình thụ tinh nhân tạo, chương trình chăn nuôi theo hướng bán công nghiệp, chương trình chăn nuôi theo hướng hàng hóa, chương trình tăng đàn cơ học, phục tráng đàn trâu, hỗ trợ chăn nuôi cho hộ nghèo, người có công...

Nhờ vậy, đàn đại gia súc đã tăng đột biến. Nếu như năm 2006, tổng đàn trâu, bò mới đạt 498.576 con thì năm 2007 đã tăng lên 526.455 con, đỉnh điểm là năm 2010 đạt 595.330 con. Trong vòng 4 năm, đàn trâu, bò đã tăng được 96.000 con. Với tốc độ tăng như thế, nhiều người cho rằng, chỉ vài năm nữa là ngành chăn nuôi đại gia súc sẽ trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn và làm giàu ở vùng nông thôn.

Thế nhưng chỉ sau một năm ngừng chương trình tăng đàn cơ học, đàn gia súc đã giảm nghiêm trọng. Đàn bò từ 38.770 con đến hết năm 2012 chỉ còn 19.077 con, bình quân mỗi năm giảm gần 2.000 con. Đàn trâu cũng không khá hơn, từ 116.249 con năm 2010 giảm còn 97.435 con năm 2012 và năm 2013 tiếp tục giảm sâu. Tính trong cả giai đoạn từ năm 2006 - 2012, đàn trâu giảm 1,4%, đàn bò giảm 7,7%, duy chỉ có đàn lợn tăng 4,1%.

Trong số 9 huyện, thị, thành phố thì thành phố Yên Bái, huyện Văn Yên, Lục Yên, Trấn Yên là những địa phương có số lượng trâu, bò giảm mạnh nhất. Lý giải cho bước thụt lùi này là sự đổ lỗi cho quy mô nhỏ, chăn nuôi theo phương thức truyền thống, đồng cỏ thu hẹp, không có bãi chăn thả...

Những nguyên nhân đó là có nhưng không phải là nguyên nhân chính. Bởi nhìn tổng thể, chăn nuôi đại gia súc ở Yên Bái chưa bao giờ là một thế mạnh dẫu tiềm năng rất lớn. Sở dĩ đàn trâu, bò tăng, thậm chí tăng mạnh nhất trong giai đoạn 2007 - 2010 là từ chính sách hỗ trợ chăn nuôi, hỗ trợ người nghèo và chính sách tăng đàn.

Chính sách tăng đàn cơ học là tốt nhưng quá trình thực hiện không tốt đã làm phản tác dụng. Số trâu, bò tăng đàn chất lượng kém dường như không được kiểm soát nên dịch bệnh tràn lan. Nhập đàn ồ ạt dẫn đến nguồn cung thị trường khan hiếm đã đẩy giá trâu, bò tăng cao đột biến.

Để có nguồn cung, các lái buôn đến tận các thôn bản vùng cao, vùng sâu mua gom về bán cho doanh nghiệp, doanh nghiệp theo dự án lại đưa về các địa phương. Vì thế dịch bệnh tràn lan và cho đến nay, huyện Văn Chấn vẫn phải chịu hậu quả dịch bệnh từ chương trình tăng đàn cơ học. Nhiều gia đình vẫn phải gánh món nợ ngân hàng vì trâu, bò bị dịch chết.

Làm phong trào, hiệu quả không cao, không ít gia đình sau khi được nhận bò từ các dự án, chương trình nhưng chỉ vài tháng lại bán hoặc mổ ăn. Tuy chưa có đánh giá cụ thể nào của ngành nông nghiệp về chương trình tăng đàn cơ học nhưng có lẽ, ngành cũng đã rút kinh nghiệm từ thực tế này. Hiện nay, khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, cơ giới hóa sản xuất cũng ngày càng nhiều nên sức kéo của trâu, bò phần nào lu mờ.

Xét về giá trị kinh tế, đối với trâu, nếu giống tốt, chăn nuôi tốt và thực hiện phối giống thì chu kỳ sinh sản là 17 tháng, còn không phải 2 - 3 năm mới sinh được một con nghé. Không những vậy, trâu có hệ số sinh sản thấp nhất, cứ 10 con trâu cái trong một năm chỉ 4 con đẻ được. Bò cũng tương tự như vậy. Tăng trọng của trâu, bò thấp nhất, chăn nuôi tốt mỗi tháng chỉ tăng 6 - 7kg, trong khi nuôi lợn đạt 20 - 25kg/tháng nên hiệu quả so với các vật nuôi khác là thấp. Vấn đề nữa do không có đồng cỏ nên các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ, chăn dắt là chính, trong khi một ngày công lao động chí ít cũng có 50.000 - 70.000 đồng dẫn tới ít người mặn mà với chăn nuôi trâu, bò.

Nói như vậy không có nghĩa chăn nuôi đại gia súc không mang lại hiệu quả kinh tế mà vấn đề chính là chúng ta không có nguồn giống tốt, hiện nay đàn bò vẫn chủ yếu là giống địa phương. Bãi chăn thả ngày càng thu hẹp, đòi hỏi người chăn nuôi phải tận dụng những phế phẩm trong sản xuất nông nghiệp kết hợp với trồng cỏ. Bên cạnh đó, hệ thống dịch vụ, phòng chống dịch bệnh yêu cầu phải tốt cũng như phải tích cực áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi. Giải quyết tốt những vấn đề đó, chăn nuôi đại gia súc mới có thể đạt hiệu quả như mong muốn.

Thanh Phúc

Các tin khác
Ảnh minh họa.

Trong các ngày Lễ Noel, Tết Dương lịch và Tết Nguyên Đán Giáp Ngọ, không thực hiện các công việc trên lưới có cắt điện, trừ trường hợp cắt điện để xử lý sự cố hoặc trường hợp đặc biệt có chỉ đạo của Lãnh đạo Tập đoàn.

Khách hàng đang trao đổi vàng miếng.

Mặc dù cùng diễn biến theo thế giới nhưng mức độ tăng giảm khác nhau nên sau hơn 8 tháng tổ chức đấu thầu vàng miếng, giá vàng SJC vẫn cao hơn thế giới tới 3,8 triệu đồng/lượng.

Tổng cục Hải quan vừa có công văn hướng dẫn Cục Hải quan các tỉnh, thành phố áp thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng dây thép không hợp kim thuộc mã số 7217.10.39. Theo đó, mặt hàng này vẫn giữ nguyên mức thuế nhập khẩu 3%.

Công nhân đổ ống cống bê tông.

YBĐT - Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng chung của suy thoái kinh tế, hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Công ty TNHH Tuổi Trẻ ở khu công nghiệp Đầm Hồng nằm trong Khu công nghiệp phía Nam của tỉnh Yên Bái cũng chung ảnh hưởng ấy.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục