Đổi mới, hướng về cơ sở
- Cập nhật: Thứ tư, 8/1/2014 | 1:47:21 PM
YBĐT - Năm 2013, phong trào phát triển giao thông nông thôn đã trở thành nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu của Văn Chấn và được đánh dấu, ghi nhận từ chính sự ủng hộ, tham gia của sức dân. Không chỉ đóng góp bằng tiền mặt, ngày công lao động, nhân dân đã tình nguyện hiến đất, sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân, một phần thu nhập, lợi nhuận của gia đình để hướng tới mục đích chung là tạo thêm những con đường mới.
Đồng chí Trần Văn Mộc (ngoài cùng bên phải) - Bí thư Huyện ủy Văn Chấn trực tiếp xuống đồng động viên nông dân tích cực sản xuất.
|
Trên con đường vẫn còn thơm mùi đất mới dẫn đến thôn 13, xã Đại Lịch, hòa cùng sức sống mới của những ngày đầu năm mới là bước chân hồn nhiên của trẻ nhỏ khi được thoải mái tung tăng, chạy nhảy trên con đường được chính cha mẹ và bà con lối xóm làm nên. Đồng chí Trần Đình - Bí thư Chi bộ thôn 13 chia sẻ: “Gia đình đã không tiếc công, tiếc của, tự nguyện hiến 1.000m2 đất để mở mới đường giao thông nội thôn, để thuận tiện hơn cho nhân dân và con cháu khi đi lại”. Gia đình ông và các gia đình khác đã giúp Đại Lịch trở thành địa phương điển hình trong phong trào phát triển giao thông nông thôn, xây dựng nông thôn mới của huyện Văn Chấn. Năm 2013, xã đã huy động hơn 2,2 tỷ đồng từ nhân dân làm 2,3km đường bê tông xi măng, trải cấp phối 8km, mở mới 4,7km; đã có 120 hộ gia đình tự nguyện hiến hơn 2ha đất vườn đồi, đất trồng chè, cây lâu năm.
Năm 2013, phong trào phát triển giao thông nông thôn đã trở thành nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu của Văn Chấn và được đánh dấu, ghi nhận từ chính sự ủng hộ, tham gia của sức dân. Không chỉ đóng góp bằng tiền mặt, ngày công lao động, nhân dân đã tình nguyện hiến đất, sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân, một phần thu nhập, lợi nhuận của gia đình để hướng tới mục đích chung là tạo thêm những con đường mới.
Ngoài quản lý các nguồn vốn đầu tư chặt chẽ, có hiệu quả, công tác phát triển giao thông nông thôn còn được thực hiện theo phương châm: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Hết năm, Văn Chấn đã mở mới 52km đường ô tô, làm 49km đường cấp phối, 30km đường bê tông xi măng, tu sửa 237km đường liên thôn bản, tổng kinh phí đầu tư 79.022 triệu đồng, trong đó nhân dân đóng góp 21.571 triệu đồng.
Trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Trần Hữu Sính phấn khởi: “Hệ thống giao thông phát triển, việc vận chuyển, giao lưu hàng hóa của người dân đã thuận lợi hơn nhiều. Nhân dân rất phấn khởi và sẵn sàng tham gia đóng góp công lao động để làm các tuyến đường trong thời gian tới”.
Năm qua, Đảng bộ huyện Văn Chấn đã ghi dấu ấn đậm nét khi là địa phương đầu tiên của tỉnh Yên Bái tổ chức ký cam kết thực hiện các mô hình làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) giữa các chi, Đảng bộ trực thuộc với Ban Thường vụ Huyện ủy.
Đồng chí Hoàng Hữu Thiển - Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy cho biết: “Không chỉ lựa chọn thế mạnh để xây dựng mô hình, nhiều chi, Đảng bộ cơ sở đã mạnh dạn nhìn nhận yếu kém, đề ra mục tiêu phấn đấu để đăng ký với Ban Thường vụ Huyện ủy. Đây là chuyển biến trong tư duy lãnh đạo, thể hiện quyết tâm xây dựng tập thể vững mạnh của mỗi tổ chức cơ sở Đảng”.
Quá trình thực hiện, với sự chỉ đạo và kiểm tra sâu sát, các mô hình đăng ký đã được nghiêm túc thực hiện và đạt nhiều kết quả. Điển hình là mô hình “Chuyển đổi diện tích trồng sắn sang trồng ngô” của Đảng bộ xã Nghĩa Sơn đưa giống ngô C919, LVN 25 vào gieo trồng trong hai vụ sản xuất đã nâng cao thu nhập cho các gia đình. Thu nhập bình quân đầu người đạt 7,5 triệu đồng/năm, tăng hơn 1 triệu đồng so với năm trước, tỷ lệ hộ nghèo giảm gần 10%. Đây chính là mô hình được Nghĩa Sơn thực hiện theo Kết luận số 73 của Ban Thường vụ Huyện ủy và được nhân dân hưởng ứng. Trong tổng số 60ha sắn được nhân dân trồng trước đây, năm 2013, xã đã vận động nhân dân chuyển đổi 43ha sang trồng ngô, diện tích còn lại xã đang tiếp tục vận động thực hiện trong năm 2014.
Đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo trong năm 2013, Văn Chấn đã thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Ban chấp hành, Ban Thường vụ Huyện ủy đã bám sát, chấp hành nghiêm Quy chế làm việc, Chương trình công tác toàn khóa, xây dựng chương trình kế hoạch, chương trình công tác cho từng thời điểm cụ thể, chú trọng các lĩnh vực trọng tâm, tiếp tục có nhiều đổi mới, hướng về cơ sở.
Cấp ủy huyện đã tổ chức 9 kỳ họp Ban chấp hành, 12 kỳ họp Ban Thường vụ, 18 cuộc họp Thường trực Huyện ủy; tổ chức 14 cuộc làm việc chuyên đề của Thường trực Huyện ủy với các xã, thị trấn để nắm bắt tình hình, triển khai, tháo gỡ khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng, hệ thống chính trị…
Kinh tế của huyện tiếp tục phát triển khá và tương đối toàn diện, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, nhiều chỉ tiêu đạt cao, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện đáng kể, thu nhập bình quân đầu người tăng 4,14 triệu đồng so với năm 2012. Sản xuất nông - lâm nghiệp tăng cả về diện tích, năng suất, sản lượng; diện tích gieo cấy lúa nước cả năm đạt hơn 8.092ha, diện tích cây ngô hơn 5.654ha, tổng sản lượng lương thực đạt 61.080 tấn.
Văn Chấn đã áp dụng thành công các mô hình, dự án: canh tác ngô bền vững trên đất dốc, trồng thanh long ruột đỏ, nuôi gà đồi, phối hợp chỉ đạo trồng mới cây cao su, xây dựng nông thôn mới… Sản xuất công nghiệp với tổng giá trị đạt 425,350 tỷ đồng, vượt 4% kế hoạch; thương mại, dịch vụ phát triển khá, tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội cả năm đạt 420,5 tỷ đồng. Văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, huyện đã thực hiện thành công Đề án “Vận động đồng bào dân tộc Mông thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội” gắn với duy trì thực hiện ăn chung một tết trong cộng đồng dân tộc Mông từ hơn 10 năm qua...
Bí thư Huyện ủy Trần Văn Mộc khẳng định: “Bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy - Hội đồng nhân dân - ủy ban nhân dân tỉnh, các sở, ban, ngành của tỉnh là cơ sở để Ban chấp hành, Ban Thường vụ Huyện ủy ban hành các chủ trương, nghị quyết phù hợp với thực tế của địa phương. Mỗi chủ trương lớn, mỗi giải pháp triển khai thực hiện đều thể hiện ý chí quyết tâm của mỗi tập thể, mỗi cá nhân và mỗi cơ sở hướng đến mục tiêu xây dựng huyện Văn Chấn vững mạnh”.
Đồng chí Giàng A Đằng - Bí thư Đảng ủy xã Suối Giàng:
Đồng chí Phạm Tuấn Anh - Chủ tịch UBND xã Đại Lịch:
Đồng chí Lê Ngọc Long - Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch UBND thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ:
Năm 2014, Đảng bộ thị trấn tiếp tục cụ thể hóa Chỉ thị số 03 của Bộ Chính trị thành việc làm cụ thể, xây dựng nhiều mô hình chuyên đề để vận động, thuyết phục nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, thúc đẩy kinh tế phát triển, nâng cao đời sống nhân dân, giải quyết tốt các vấn đề xã hội và tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị số 03 gắn với Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI).
Đồng chí Hà Ngọc Thắng - Bí thư Chi bộ thôn Phai Lò, xã Hạnh Sơn:
Nguyễn Nghĩa (thực hiện) |
Thanh Huyền
Các tin khác
Theo Tổng cục Thuế, đến hết năm 2013, toàn ngành Thuế đã mở rộng diện kê khai thuế qua mạng internet tại 63 tỉnh, thành phố với khoảng 300.000 doanh nghiệp tham gia.
Các chuyên gia khuyến cáo, phải cân nhắc thận trọng việc tăng giá điện, vì điều này làm tăng lợi nhuận cho nhà đầu tư.
YBĐT - Hiện nay, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) có khoảng trên 10.360 con trâu, 4.730 con bò. Để giảm thiểu số lượng trâu, bò bị chết rét, huyện đã chỉ đạo các địa phương làm tốt công tác tuyên truyền phòng, chống đói, rét cho trâu, bò đến từng hộ chăn nuôi ở tất cả các xã, thị trấn.
Ngày 7.1, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản yêu cầu các đơn vị liên quan, các tổ chức tín dụng xây dựng kế hoạch tiền mặt đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiền mặt cả về giá trị và cơ cấu các loại mệnh giá tiền cho các tổ chức tín dụng và Kho bạc Nhà nước trên địa bàn.