Phòng dịch hơn chống dịch

  • Cập nhật: Thứ ba, 21/1/2014 | 2:56:26 PM

YBĐT - Các loại dịch cúm vẫn còn ở bên kia biên giới nhưng tình hình dịch bệnh đang có nhiều diễn biến phức tạp. Do đó, người dân cần nâng cao ý thức phòng dịch, không chủ quan để tự bảo vệ mình và bảo vệ đàn gia cầm, phát triển chăn nuôi bền vững với phương châm “phòng dịch hơn chống dịch”.

Các hộ dân ở phường Nam Cường, thành phố Yên Bái chủ động phun tiêu độc khử trùng cho các trang trại gà nuôi tập trung tại gia đình.
Các hộ dân ở phường Nam Cường, thành phố Yên Bái chủ động phun tiêu độc khử trùng cho các trang trại gà nuôi tập trung tại gia đình.

Dịch cúm A/H7N9 đang bùng phát mạnh tại các tỉnh biên giới Trung Quốc giáp với Việt Nam là điều đáng lo ngại. Yên Bái tuy không nằm sát đường biên giới nhưng có các tuyến giao thông huyết mạch chạy qua. Hơn nữa, lượng gia cầm thường tiêu thụ mạnh vào dịp Tết Nguyên đán cộng với tình hình buôn bán gà lậu tại các vùng biên chưa thể kiểm soát thì ngành chăn nuôi của Yên Bái không thể không nêu cao tinh thần cảnh giác.

Nguồn gà nhập lậu luôn là mối đe dọa dịch bệnh nguy hiểm từ bên ngoài được đưa vào tiêu thụ trên địa bàn tỉnh bằng nhiều cách khác nhau. Năm qua, Chi cục Thú y tỉnh phối hợp cùng Chi cục Quản lý thị trường đã phát hiện và tiêu hủy 2.779 con gia cầm giống, 230kg gia cầm không rõ nguồn gốc.

Qua khảo sát các chợ tại thành phố Yên Bái, gà thải loại từ Trung Quốc và gà đông lạnh đã không còn được bày bán cũng như không còn được người tiêu dùng dùng ưa chuộng như trước. Nguyên nhân chính là chúng ta có nguồn cung tại chỗ dồi dào, đàn gia cầm 3,5 triệu con, hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong tỉnh với giá hợp lý, gà ta 100.000 đồng/kg, gà chăn nuôi theo phương thức công nghiệp 60.000 -70.000 đồng/kg… Điều đó cho thấy, cách bảo vệ ngành chăn nuôi tốt nhất vẫn là phát triển chăn nuôi trong nước.

Bên cạnh ngăn chặn gà nhập lậu, việc phòng bệnh tại chỗ rất quan trọng. Đông xuân là thời gian dễ xảy ra dịch bệnh nhất vì điều kiện thời tiết bất lợi, nhiệt độ môi trường lạnh kết hợp độ ẩm cao, cực kỳ thuận lợi cho vi rút gây bệnh phát triển. Với lượng lớn giống gia cầm nhập từ các địa phương khác như hiện nay đang tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.

Phát triển chăn nuôi bền vững là biện pháp quan trọng để hạn chế gia cầm nhập lậu.

Theo báo cáo của ngành nông nghiệp, cơ cấu giống địa phương mới chiếm khoảng 50%, còn lại là giống ngoại nhập nuôi công nghiệp hoặc giống lai với giống địa phương. Quy mô sản xuất của các giống địa phương chủ yếu nuôi phát tán trong dân, quy mô nhỏ lẻ trong các nông hộ theo phương thức quảng canh. Chính vì vậy, việc sản xuất và cung ứng con giống chủ yếu là tự sản, tự tiêu. Đối với giống nhập nội công nghiệp phần lớn phải nhập từ ngoại tỉnh như Bắc Giang, Hà Tây, Hải Dương và Trung tâm Giống gia cầm Thụy Phương...

Theo quy định, khi nhập giống, người chăn nuôi cần báo với cơ quan thú y về nguồn gốc, xuất xứ nhưng rất ít hộ chăn nuôi thực hiện quy định này, gây thêm khó khăn cho công tác phòng chống dịch.

Đã 8 năm nay, tỉnh Yên Bái không xuất hiện lại dịch cúm gia cầm và được đưa vào vùng an toàn, không tiến hành tiêm phòng cúm hàng năm. Biện pháp phòng bệnh hàng đầu hiện nay vẫn là vệ sinh chuồng trại sạch sẽ và phun tiêu độc khử trùng. Trong tháng 2 tới, Chi cục Thú y tỉnh sẽ tiến hành phun tiêu độc khử trùng tại 1.873 thôn, bản, 76 chợ, 19 điểm bán, 58 điểm giết mổ gia cầm, 10 cơ sở ấp trứng với tổng kinh phí trên 4 tỷ đồng.

Ông Đặng Bình Nguyên - Chi cục phó Chi cục Thú y tỉnh cho biết: “Cơ quan thú y khuyến cáo người dân khi có gia cầm ốm chết và có các biểu hiện như xuất huyết ở cẳng chân, mào, mặt mũi tím tái cần báo ngay cho chính quyền địa phương hoặc cán bộ thú y xã. Bên cạnh những cố gắng của cơ quan chức năng, người dân cũng cần có ý thức chăn nuôi an toàn. Đối với những cơ sở không tự cung cấp được giống và phải nhập giống từ bên ngoài cần trình báo với các cơ quan thú y về nguồn gốc, xuất xứ”.

Người chăn nuôi hết lo các loại cúm A/H1N1, H5N1 rồi lại đến H7N9… Tuy vẫn còn ở bên kia biên giới nhưng tình hình dịch bệnh đang có nhiều diễn biến phức tạp. Do đó, người dân cần nâng cao ý thức phòng dịch, không chủ quan để tự bảo vệ mình và bảo vệ đàn gia cầm, phát triển chăn nuôi bền vững với phương châm “phòng dịch hơn chống dịch”.

 Hồng Khanh

Các tin khác
100% các tổ chức, doanh nghiệp có sử dụng hóa đơn đã chuyển sang sử dụng HĐĐT

Thời gian qua, Cục Thuế tỉnh Yên Bái đã tích cực triển khai hóa đơn điện tử (HĐĐT) và HĐĐT khởi tạo từ máy tính tiền, mang lại lợi ích cho cả người nộp thuế và cơ quan thuế.

Theo quy hoạch, tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội của vùng thành 3 tiểu vùng, 5 hành lang kinh tế, 3 vành đai phát triển và 1 khu vực động lực. (Ảnh minh hoạ: Báo Chính phủ)

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định phê duyệt Quy hoạch vùng trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Nhiều ngân hàng tăng lãi suất huy động. (Ảnh minh họa)

Sáng 6/5, thêm nhiều ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất tiền gửi ở hầu hết các kỳ hạn.

Đến thời điểm hiện tại, có 964 trụ/cột bơm xăng (chiếm tỷ lệ 94,8%) lắp đặt thiết bị in hóa đơn điện tử và truyền dữ liệu kinh doanh xăng dầu theo từng lần bán hàng cho cơ quan thuế.

Tổng cục Thuế vừa có Công văn gửi các Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhằm tiếp tục tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử theo từng lần bán hàng đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục