Yên Bái khép kín kinh tế đồi rừng

  • Cập nhật: Thứ ba, 28/1/2014 | 10:32:13 AM

YBĐT - Phát huy thế mạnh đồi rừng, những năm qua, Yên Bái đã có nhiều chính sách phát triển kinh tế lâm nghiệp. Từ những chính sách này, tốc độ trồng rừng ở Yên Bái diễn ra mạnh mẽ, kinh tế rừng đã giúp cho hàng vạn hộ dân sống được bằng nghề rừng, nhiều nông dân trở thành những đại gia rừng...

Đồng chí Hoàng Xuân Nguyên - Phó chủ tịch UBND tỉnh tham gia lễ ra quân trồng cây vụ đông tại huyện Văn Chấn.
Đồng chí Hoàng Xuân Nguyên - Phó chủ tịch UBND tỉnh tham gia lễ ra quân trồng cây vụ đông tại huyện Văn Chấn.

Gần tết, tôi có dịp ghé thăm cơ sở trồng và chế biến gỗ rừng trồng của gia đình anh Phạm Văn Tài ở thôn Trò, xã Vĩnh Kiên (Yên Bình). Gia đình anh vốn thuộc hộ nghèo của thôn, phần do thiếu đất sản xuất, phần “đói” vốn. Năm 2001, gia đình anh nhận 20ha đồi núi trọc về trồng rừng. Vừa trồng vừa học và đúc rút kinh nghiệm, những đồi cây của anh dần lên xanh tốt.

Sau nhiều năm gắn bó với rừng, toàn bộ diện tích đất trống của gia đình đã phủ xanh cây nguyên liệu. Không dừng lại ở đó, nhận thấy khu vực hồ Thác Bà có nguồn nguyên liệu dồi dào, anh quyết định đầu tư dây chuyền chế biến gỗ, tiêu thụ nguyên liệu cho bà con vùng lân cận. Hàng năm, cơ sở của gia đình anh chế biến được trên 1.000m3 gỗ rừng trồng.

Anh Tài cho biết, sẽ tiếp tục đầu tư và mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư máy móc, dây chuyền chế biến và thu mua nguyên vật liệu, chú trọng đến đầu tư vào diện tích rừng trồng. Từ một hộ nghèo của thôn, đến nay gia đình anh đã có một cơ ngơi bề thế với 2 ô tô vận tải, 2 xưởng chế biến gỗ ước tính trên 3 tỷ đồng, thường xuyên tạo công ăn việc làm cho 30 - 50 lao động trong thôn, trong xã với mức lương bình quân từ 2,5 - 3 triệu đồng/tháng.

Ngày nay, những mô hình trồng rừng gắn với chế biến có giá trị hàng chục tỷ đồng đang mọc lên trên khắp các làng quê Yên Bái. Kết quả đó chính là nhờ tỉnh đã đánh giá đúng tiềm năng thế mạnh của từng địa phương với kết hợp nhiều chính sách khuyến khích là đòn bẩy quan trọng để kinh tế vườn rừng phát triển.

Trong đó, phải kể đến việc giao đất, giao rừng cho dân;  rà soát, quy hoạch 3 loại rừng, tăng quỹ đất rừng sản xuất, quy hoạch vùng nguyên liệu gắn với chế biến; đổi mới cơ chế mô hình quản lý trong lĩnh vực lâm nghiệp. Thông qua các chương trình, dự án trồng rừng như: Dự án trồng rừng 661, Dự án hỗ trợ trồng rừng sản xuất theo Quyết định 147/2007/QĐ-TTg; Đề án phát triển kinh tế - xã hội nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a. Trong thời gian ngắn, nhiều nông dân trồng rừng của tỉnh đã phất lên và trở thành những đại gia.

Điển hình là mô hình trồng rừng hàng trăm ha tại xã Phù Nham huyện Văn Chấn của ông chủ trẻ Hoàng Hữu Khánh. Từ một một tay buôn gỗ lậu có tiếng năm 2004, Khánh nhận đồi hoang rồi bắt tay vào trồng rừng. Chưa đầy chục năm sau, Khánh đã sở hữu trên 200 ha rừng kinh tế ở các xã: Phù Nham, Suối Giàng, Suối Quyền và thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ. Tốc độ trồng rừng của Khánh được người dân các vùng lân cận coi là siêu tốc và tôn anh là “vua rừng”. Trang trại rừng của anh chẳng những cho giá trị kinh tế cao mà còn giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động tại địa phương.

Có thể nói, chính những mô hình trồng rừng là “bệ phóng” vững chắc để người nông dân cũng như các doanh nghiệp đủ niềm tin đầu tư vào lĩnh vực trồng và chế biến gỗ rừng trồng. Phong trào trồng rừng phát triển rộng khắp các vùng quê. Mỗi năm, toàn tỉnh trồng mới trên 15.000 ha rừng các loại, đưa độ che phủ rừng Yên Bái lên trên 61%. Đến nay, sản xuất lâm nghiệp đã bước đầu hình thành được vùng sản xuất tập trung với gần 30 ngàn ha quế, trên 100.000ha rừng trồng nguyên liệu, trên 1.300 ha tre măng Bát độ.

Công nhân Công ty trách nhiệm hữu hạn Doanh Mùi (Trấn Yên) trong dây chuyền chế biến gỗ ván ép.

Cùng với việc phát triển trồng rừng, công nghiệp chế biến gỗ cũng phát triển mạnh. Trên địa bàn toàn tỉnh có hàng nghìn cơ sở chế biến gỗ rừng trồng, mỗi năm tiêu thụ trên 450.000m3 gỗ, 100.000 tấn tre, vầu, nứa cho người trồng rừng. Tổng doanh thu hàng năm từ chế biến gỗ đạt trên 500 tỷ đồng, tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động nông nhàn. Kinh tế đồi rừng đã góp phần quan trọng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo của tỉnh và trở thành nguồn thu chính cho bà con nông dân.

Tuy nhiên, giá trị kinh tế rừng hiện đang thấp hơn rất nhiều so với tiềm năng của chuỗi giá trị thực của rừng. Một phần do đất lâm nghiệp được giao rất ít, mỗi gia đình nhận bình quân 1-2ha khó có thể sản xuất lớn nên người dân khó chuyên tâm kinh doanh rừng đạt hiệu quả cao. Số người có hàng trăm héc-ta rừng chỉ đến trên đầu ngón tay. Một bất cập khác trong kinh tế rừng là quan hệ sản xuất lâm nghiệp rất yếu. Mạng lưới lâm sản chế biến gỗ còn hạn chế, mới chỉ tận dụng được một phần nguồn nguyên liệu sẵn có dẫn đến giá trị sản phẩm gỗ rừng trồng còn thấp.

Để phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững, thời gian tới tỉnh cần tiến hành việc giao rừng, cho thuê rừng gắn với giao quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân ổn định lâu dài để kinh doanh - đây được coi là chìa khóa để kinh tế lâm nghiệp phát triển; thu hút các thành phần kinh tế đầu tư vào phát triển rừng, nhất là kinh tế tư nhân; khuyến khích các hình thức đổi điền, liên doanh liên kết và thành lập các trang trại nông lâm nghiệp; chuyển nghề rừng từ chủ yếu sử dụng tiền ngân sách sang nghề rừng sinh lời.; tận dụng tối đa diện tích quy hoạch cho lâm nghiệp để hình thành các khu rừng trồng nguyên liệu tập trung. Bên cạnh đó, cần nhanh chóng thiết lập hệ thống rừng giống, đưa các giống cây có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất; tiếp tục phát triển công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản khác gắn với quy hoạch vùng nguyên liệu.

Khuyến khích đầu tư chiều sâu cho các cơ sở chế biến hiện có, chế biến gỗ dân dụng cao cấp và trang trí nội thất… xây dựng mới hoặc nâng cấp một số cơ sở hiện có thành nhà máy chế biến lâm sản công suất lớn; đưa ứng dụng công nghệ mới vào chế biến lâm sản để nâng cao hiệu quả kinh tế và tiết kiệm nguyên liệu như chế biến ván dăm, ván sợi, ván ép.

 Văn Thông

Các tin khác

Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định pháp luật trong sản xuất, kinh doanh vàng, trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật kịp thời chuyển ngay hồ sơ đến Bộ Công an.

Giá vàng SJC giữ mức 90,4 triệu đồng/lượng

Giá vàng hôm nay, giá vàng SJC giữ nguyên ở mức 87,7 – 90,4 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Cùng thời điểm, vàng thế giới giữ nguyên mức 2.414,4 USD/oz. Giá bán vàng SJC hiện cao hơn 16,37 triệu đồng/lượng so với giá vàng thế giới.

Các đồng chí lãnh đạo huyện, thị trấn tham gia khởi công công trình.

Hướng tới chào mừng kỷ niệm 77 năm thành lập Đảng bộ huyện (20/6/1947 – 20/6/2024) và chào mừng Lễ công bố huyện Yên Bình đạt chuẩn nông thôn mới, sáng 18/5, huyện Yên Bình đã khởi công công trình bê tông hóa đường giao thông tại tổ dân phố số 8, thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình.

Ảnh minh họa

Liên bộ sẽ thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong hoạt động kinh doanh vàng. Thời kỳ thanh tra từ ngày 01/01/2020 đến ngày 15/5/2024, khi cần thiết có thể thanh tra trước hoặc sau thời kỳ nêu trên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục