Cúm gia cầm: Phát sinh nhiều ổ dịch mới
- Cập nhật: Thứ tư, 19/3/2014 | 1:48:21 PM
Các địa phương cần thường xuyên cập nhật thông tin từ Cục Thú y về sự lưu hành các chủng virus cúm gia cầm trên địa bàn và hiệu lực các loại vaccine để tổ chức chống dịch hiệu quả.
![]() |
|
Đó là thông tin được nêu lên tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm diễn ra chiều 18/3 tại Hà Nội.
Báo cáo của Cục Thú y (Bộ NNPTNT) cho biết, cả nước hiện còn 24 ổ dịch tại 14 tỉnh, thành phố gồm: Cà Mau, Cần Thơ, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Tây Ninh, Đồng Tháp, Khánh Hòa, Gia Lai, Hải Dương, Hưng Yên. Trong đó, 4 tỉnh, thành phố vừa phát sinh thêm 8 ổ dịch gồm: Bến Tre, Hà Giang, Quảng Nam, Bình Thuận.
Đến nay, tổng số gia cầm bị tiêu hủy khoảng 58.000 con. Các ổ dịch cúm gia cầm xảy ra từ năm 2014 đến nay chủ yếu xuất hiện tại các tỉnh phía Nam. Số vịt dương tính với virus H5N1 tại Tây Nam Bộ và Đông Nam Bộ chiếm đến hơn 61% số vịt mắc bệnh của cả nước.
Ông Đỗ Văn Hoan, Phó trưởng phòng chăn nuôi gia súc nhỏ, Cục Chăn nuôi, cho biết: Diễn biến dịch vẫn phức tạp do tiếp tục phát sinh các ổ dịch mới. Do vậy, các địa phương cần đặc biệt lưu ý trong việc phòng chống dịch với việc tái đàn chăn nuôi. Những vùng nào an toàn dịch có thể tái đàn, bên cạnh đó người chăn nuôi chủ động phối hợp với các ngành chức năng trong việc phát hiện sớm các ổ dịch để khoanh vùng xử lý kịp thời...
Ông Hoan cũng nêu ý kiến: Đến ngày 21/3 tới sẽ kết thúc Tháng vệ sinh tiêu độc khử trùng môi trường nhưng thực tế vẫn xảy ra các ổ dịch mới, như vậy chúng ta cần đánh giá lại công tác triển khai trong “Tháng vệ sinh tiêu độc môi trường” để xem nguyên nhân vì sao phát sinh các ổ dịch mới, những địa phương tái phát dịch đã làm tốt vệ sinh tiêu độc khử trùng hay chưa. Vì nếu chúng ta làm một cách đồng bộ thì chắc chắn sẽ ngăn chặn được dịch. Trên cơ sở này để có căn cứ yêu cầu các địa phương tăng cường chỉ đạo chống dịch.
Cũng tại cuộc họp, đại diện Bộ Y tế cho biết, đến nay, đã có 390 trường hợp mắc virus H7N9 tại 15, tỉnh, thành phố ở Trung Quốc, với 121 trường hợp tử vong. Tại Việt Nam chưa phát hiện loại virus này, vì vậy công tác phòng chống dịch vẫn đang tiếp tục được tập trung vào phòng chống và ứng phó.
(Theo Chinhphu)
Các tin khác

Bộ trưởng Bộ NNPTNT vừa có công điện đề nghị các địa phương chủ động ứng phó và hạn chế mức thấp nhất thiệt hại do mưa lũ có thể gây ra trong thời gian tới.
YBĐT - Ngày Khí tượng thế giới năm 2014 (23 tháng 3) có chủ đề “Thời tiết và Khí hậu: Giới trẻ cùng hành động” với mục đích nâng cao nhận thức về khí hậu, thời tiết và biến đổi khí hậu của cộng đồng; qua đó kêu gọi sự tham gia của giới trẻ vào nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu, đặc biệt trong quá trình xây dựng và thực thi các chính sách liên quan. Đây cũng là dịp để khẳng định vai trò quan trọng, tích cực của giới trẻ trong việc giám sát, hiểu biết và ứng phó với biến đổi khí hậu.

YBĐT - Giáp ranh là hai tỉnh Lào Cai, Phú Thọ dịch - nơi đã bùng phát dịch, tỉnh Yên Bái đã tập trung huy động tổng lực chủ động áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch cả bên ngoài lẫn bên trong, vì vậy, thời kỳ “cao điểm” đã qua, đàn gia cầm trên địa bàn vẫn sạch bệnh.

YBĐT - Những năm qua, cây thảo quả đã mang lại lợi ích kinh tế cao cho người dân huyện vùng cao Mù Cang Chải. Mỗi héc-ta thảo quả cho thu hoạch từ 2 đến 2,5 tạ quả, giá bán ra thị trường từ 300.000 đồng đến 350.000 đồng/kg quả khô. Nhiều hộ dân có cuộc sống ổn định và khá giả nhờ trồng loại cây này.