Đệm lót sinh thái: Giải pháp mới xử lý môi trường trong chăn nuôi

  • Cập nhật: Thứ năm, 20/3/2014 | 9:17:33 AM

YBĐT - Đã có nhiều phương pháp để xử lý chất thải chăn nuôi, giảm thiểu ô nhiễm môi trường như: xây dựng công trình biogas, sử dụng các chế phẩm sinh học phun rửa nền chuồng… Mới đây, phương pháp làm đệm lót sinh thái được áp dụng tại nhiều địa phương, trong đó có Yên Bái đã góp phần xử lý môi trường trong chăn nuôi.

Đệm lót sinh thái giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường
trong chăn nuôi.
Đệm lót sinh thái giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi.

Khu chăn nuôi nhà chị Nguyễn Thị Lệ ở thôn Chiến Khu, xã Bảo Hưng (Trấn Yên) khá quy mô với những ô chuồng dành cho lợn con, lợn trong độ tuổi chuẩn bị xuất chuồng. Gần đây, nhiều người trong thôn đến nhà chị thăm quan bởi thấy có cái nền chuồng lạ mắt. Nền chuồng được làm bằng mùn cưa, cám ngô dày 40cm. Những chú lợn con mùa đông không cần điện sưởi, lợn thịt không cần tắm rửa vẫn sạch sẽ. Đặc biệt, quy mô chăn nuôi lớn nhưng môi trường không hề bị ô nhiễm.

Bắt đầu thực hiện làm đệm lót sinh thái từ tháng 8/2013, chị Lệ cho biết: “Chúng tôi đã áp dụng nhiều biện pháp nhưng tôi thấy phương pháp làm đệm lót sinh thái này thực sự mang lại hiệu quả. Được sự hướng dẫn của cán bộ khuyến nông, tôi đã làm đệm lót cho chuồng lợn và hướng dẫn một số hộ làm theo, bà con rất phấn khởi!”.

Là một trong 20 mô hình ứng dụng đệm lót sinh thái trong chăn nuôi do Trung tâm Khuyến nông tỉnh Yên Bái xây dựng tại thành phố Yên Bái, huyện Trấn Yên và huyện Văn Yên. Thành phần cơ bản của đệm lót bao gồm các chủng loại vi sinh vật có lợi được tích hợp trong chế phẩm vi sinh Balasa N01 cùng với nguyên liệu độn chuồng gồm các chất xơ như: mùn cưa, trấu, bột ngô…

Trung bình để làm được 20m2 chuồng cần 12m3 mùn cưa, trấu, 2kg chế phẩm vi sinh, 20kg bột ngô. Những nguyên liệu được sử dụng làm đệm lót sẽ tạo ra môi trường sống cho các vi sinh vật có lợi. Trong quá trình chăn nuôi, gia súc thải các chất thải lên đệm lót sẽ tiếp tục cung cấp chất dinh dưỡng cho vi sinh vật sử dụng.

Đồng thời, vi sinh vật phân giải phân và nước tiểu thành các chất có lợi, tạo ra nhiệt lượng giữ ấm cho vật nuôi đặc biệt vào mùa đông. Năm 2009, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã triển khai Dự án “Nghiên cứu và sử dụng men vi sinh vật dùng trong chăn nuôi”. Theo kết quả của Dự án, đệm lót sinh thái có thể sử dụng bình thường trong vòng 2 - 4 năm.

Ngoài ra, khi lợn ăn men vi sinh từ đệm lót sẽ giúp tiêu hóa tốt thức ăn đồng thời tiết kiệm được 80% lượng nước do hoàn toàn không phải tắm cho lợn, rửa chuồng mà chỉ cho lợn uống bằng vòi tự động… Công nghệ chăn nuôi này đã được áp dụng rộng rãi tại nhiều tỉnh, thành trong cả nước như: Bến Tre, Nam Định, Hải Dương, Bắc Giang…

Theo tính toán của cơ quan chuyên môn, trong vòng 4 tháng với giống lợn nuôi siêu nạc, diện tích chuồng 20m2 có thể thả 12 con. So với chăn nuôi thông thường, chi phí làm đệm lót sinh thái sẽ cao hơn so với nền xi măng nhưng tiết kiệm được chi phí công dọn chuồng, điện, nước tắm. Lợn tăng trọng nhanh hơn 20%, đem lại lợi nhuận cao hơn cho nông dân.

Ngoài ra, do được nuôi trong môi trường ít ô nhiễm, không có mùi hôi, không sử dụng nước rửa và tắm cho gia súc và nhờ vào hệ sinh vật hữu ích ngăn chặn các vi sinh vật gây bệnh nên hạn chế được đến mức thấp nhất sự lây lan bệnh tật, giảm được chi phí mua thuốc thú y, thiệt hại do dịch bệnh gây ra đồng thời tạo ra nguồn phân vi sinh tốt phục vụ nền nông nghiệp sạch.

Mới đây, Cục Chăn nuôi - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, mỗi năm, đàn vật nuôi của nước ta thải ra môi trường hơn 80 triệu tấn chất thải rắn, vài chục tỷ khối chất thải lỏng, hàng trăm triệu tấn chất thải khí và chỉ có khoảng 40% - 70% lượng chất thải rắn được xử lý, còn lại trực tiếp xả ra môi trường. Tại Yên Bái, với đàn lợn khoảng 400.000 con, việc xử lý nguồn chất thải để giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tạo ra nguồn phân bón hữu cơ phục vụ sản xuất là điều hết sức quan trọng. 

Hồng Khanh

Các tin khác

Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả do Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc làm Trưởng ban.

Trồng cây rau màu vụ đông mang lại nguồn thu cao, góp phần giúp người dân Đồng Khê xóa đói nghèo.

YBĐT - Bằng những hướng đi cụ thể, kinh tế - xã hội của Đồng Khê, huyện Văn Chấn (Yên Bái) đã có bước phát triển vượt bậc: hộ giàu chiếm 30%, hộ đói không còn, hộ nghèo giảm mỗi năm; tỷ lệ hộ có nhà xây, nhà kiên cố trên 40%; số hộ có xe máy và phương tiện nghe nhìn đã đạt gần 100%.

Việt Nam cần khai thác hiệu quả thủy điện để đảm bảo nguồn an ninh quốc gia.

Theo ông Đinh Thế Phúc - Phó Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương), thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trong thời gian tới giá điện phải tiếp cận được với giá thị trường và phản ánh đúng chi phí thực của các khâu sản xuất, truyền tải cũng như phân phối.

Chính sách hỗ trợ thu mua tạm trữ thóc gạo nhằm ổn định giá cả, giảm thiệt hại cho nông dân.

Một số NH thương mại cho vay mua tạm trữ thóc, gạo trong thời gian tối đa 6 tháng kể từ 20/3-20/9/2014

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục