Giữ rừng vùng giáp ranh

  • Cập nhật: Thứ sáu, 28/3/2014 | 10:26:05 AM

YBĐT - Chỉ tính riêng năm 2013 đã có hàng nghìn lượt người ở các xã, các thôn bản vùng giáp ranh thuộc hai huyện Mù Cang Chải, Văn Yên (Yên Bái) được học tập các văn bản, các quy định của Nhà nước về công tác BVR, PCCCR.

Cán bộ kiểm lâm Mù Cang Chải bàn phương án bảo vệ rừng tại xã Púng Luông.
(Ảnh: Tuấn Nghĩa)
Cán bộ kiểm lâm Mù Cang Chải bàn phương án bảo vệ rừng tại xã Púng Luông. (Ảnh: Tuấn Nghĩa)

Yên Bái có 9 xã thuộc hai huyện Mù Cang Chải, Văn Yên có địa bàn giáp ranh với 6 xã thuộc huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.  Rừng ở vùng giáp ranh chủ yếu là rừng tái sinh, thảm thực vật, cỏ tranh, lau lách, người dân các xã giáp ranh vẫn còn tập quán làm nương rẫy nên luôn tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng cao; diện tích rừng giáp ranh rộng lớn, địa hình phức tạp nên công tác bảo vệ rừng gặp rất nhiều khó khăn.

Khu vực có diện tích rừng giáp ranh giữa hai tỉnh thuộc địa bàn 9 xã gồm: Nậm Có, Chế Cu Nha, Hồ Bốn, Mồ Dề, Khao Mang, huyện Mù Cang Chải; Phong Dụ Hạ, Phong Dụ Thượng, Châu Quế Thượng, Châu Quế Hạ huyện Văn Yên, giáp với 6 xã gồm: Nậm Xây, Nậm Xé, Khánh Yên Hạ, Nậm Tha, Chiềng Ken, Liêm Phú, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. Người dân ở các xã thuộc khu vực vùng giáp ranh chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số.

Đời sống của người dân vùng giáp ranh còn nhiều khó khăn, chủ yếu dựa vào sản xuất nương rẫy. Bên cạnh đó, các hoạt động xâm canh, trồng cây thảo quả dưới tán rừng của đồng bào luôn là mối nguy cơ tiềm ẩn gây cháy rừng. Ngoài ra, lực lượng kiểm lâm mỏng, địa hình ở các vùng rừng giáp ranh phức tạp cũng gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý, bảo vệ rừng( QLBVR) của hai tỉnh.

Trước thực tế này, hai tỉnh Yên Bái và Lào Cai đã ký biên bản làm việc thống nhất biện pháp tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) và quản lý lâm sản giữa huyện Mù Cang Chải, Văn Yên và huyện Văn Bàn. Trên cơ sở đó, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Yên Bái đã chỉ đạo Hạt Kiểm lâm huyện Mù Cang Chải, Văn Yên phối hợp với Hạt Kiểm lâm, Ban quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên - Văn Bàn, Ban quản lý rừng phòng hộ, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Lâm nghiệp Văn Bàn và UBND các xã vùng giáp ranh triển khai nhiều đợt tuyên truyền các văn bản của Nhà nước về công tác QLBVR, phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) tại các xã, các thôn bản giáp ranh.

Cùng đó, vận động nhân dân không xâm canh, xâm cư trái phép, tham gia quản lý bảo vệ rừng, không khai thác, chặt phá rừng, săn bắn, bẫy bắt động vật rừng và buôn bán, vận chuyển lâm sản trái pháp luật; cấp phát tờ rơi, áp phích tuyên truyền, niêm yết tại trạm kiểm lâm địa bàn cụm xã, nhà văn hóa các thôn bản, hộ gia đình.

Chỉ tính riêng năm 2013 đã có hàng nghìn lượt người ở các xã, các thôn bản vùng giáp ranh được học tập các văn bản, các quy định của Nhà nước về công tác BVR, PCCCR. Bên cạnh công tác tuyên truyền, hạt kiểm lâm các huyện còn tăng cường phối hợp tuần tra, kiểm tra vùng giáp ranh. Qua đó, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng.

Có thể nói, nhờ thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa lực lượng kiểm lâm các huyện mà trong thời gian qua công tác BVR vùng giáp ranh đã có nhiều chuyển biến tích cực, trên địa bàn vùng giáp ranh không còn tụ điểm, điểm nóng khai thác, phá rừng. Đồng bào các dân tộc ở vùng giáp ranh đã ngày càng có ý thức trong việc bảo vệ rừng; tình trạng cháy rừng đã được kiểm soát. Tuy nhiên, kết quả này chưa thực sự vững chắc.

Do công tác phối hợp tuần tra kiểm soát chưa thường xuyên, do đặc điểm địa hình phức tạp, khó khăn, nhiều đối tượng “lâm tặc” vẫn lợi dụng nhòm ngó các cánh rừng giáp ranh. Hơn nữa, đời sống của người dân những khu vực này hầu hết còn khó khăn nên tình trạng phát rừng làm nương rẫy vẫn còn diễn ra, tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng cao, người dân ở ven vẫn lén lút vào rừng chặt gỗ.

Để công tác QLBVR vùng giáp ranh đạt hiệu quả cao, trong thời gian tới, cần tăng cường hơn nữa việc xây dựng và ký kết quy chế phối hợp  bảo vệ rừng giữa các huyện giáp ranh; các hạt kiểm lâm liên quan cần tập trung nâng cao chất lượng hoạt động của kiểm lâm viên địa bàn, góp phần nâng cao hiệu quả công tác BVR, PCCCR cấp xã vùng giáp ranh; tăng cường tuần tra, kiểm soát các khu vực trọng điểm; tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật cho nhân dân để nâng cao ý thức bảo vệ rừng.

Bên cạnh đó, thực hiện tốt việc trao đổi thông tin giữa các vùng rừng giáp ranh, lập danh sách, quản lý các đối tượng khai thác buôn bán gỗ tại địa phương để có biện pháp răn đe giáo dục; phối hợp mở rộng thêm các chốt, trạm canh gác rừng; bố trí kinh phí tăng cường lực lượng tham gia tuần tra bảo vệ. Về lâu dài, các địa phương khu vực  giáp ranh cần đẩy nhanh nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, thay đổi tập quán sản xuất lạc hậu, thực hiện thâm canh tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

Cùng với đó, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, hạn chế và từng bước đi đến chấm dứt việc đốt nương làm rẫy, xóa đói giảm nghèo, ổn định và từng bước nâng cao đời sống nhân dân nhằm hạn chế tình trạng phá rừng.

Văn Thông

Các tin khác
So với giá vàng thế giới quy đổi, giá vàng miếng SJC đang cao hơn từ 16,21 triệu đồng/lượng

Giá vàng miếng SJC tăng giảm loạn xạ, rơi xuống 85,5 triệu đồng/lượng chiều hôm qua rồi đột ngột tăng thêm 2 triệu đồng/lượng trong sáng nay 7-5, lên 87,5 triệu đồng/lượng.

Vàng miếng SJC lập đỉnh mới.

Giá vàng thế giới hôm nay (7/5) bật tăng mạnh mẽ trước sự suy yếu của đồng USD. Trong nước, giá vàng nhẫn được điều chỉnh tăng thêm 250.000 đồng/lượng, giao dịch quanh 73,35 triệu đồng/lượng mua vào và 75,05 triệu đồng/lượng bán ra; còn vàng miếng SJC được điều chỉnh tăng hơn 0,5 triệu đồng/lượng, leo lên mốc cao mới 86,5 triệu đồng/lượng.

100% các tổ chức, doanh nghiệp có sử dụng hóa đơn đã chuyển sang sử dụng HĐĐT

Thời gian qua, Cục Thuế tỉnh Yên Bái đã tích cực triển khai hóa đơn điện tử (HĐĐT) và HĐĐT khởi tạo từ máy tính tiền, mang lại lợi ích cho cả người nộp thuế và cơ quan thuế.

Theo quy hoạch, tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội của vùng thành 3 tiểu vùng, 5 hành lang kinh tế, 3 vành đai phát triển và 1 khu vực động lực. (Ảnh minh hoạ: Báo Chính phủ)

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định phê duyệt Quy hoạch vùng trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục