Nhiều mô hình kinh tế phát huy hiệu quả

  • Cập nhật: Thứ tư, 3/9/2014 | 2:48:01 PM

YBĐT - Trong quá trình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Lục Yên đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế cho thu nhập cao. Các mô hình đều xuất phát từ những thế mạnh của địa phương như: làm măng mai, trồng cam, chăn nuôi...

Mỗi năm, người dân xã Lâm Thượng thu về trên 5 tỷ đồng từ măng mai.
Mỗi năm, người dân xã Lâm Thượng thu về trên 5 tỷ đồng từ măng mai.

Đến Tân Phượng, hỏi về triệu phú quýt Bàn Tiến Chu thì ai cũng biết. Năm 2005, được người chị "mách nước", anh thử nghiệm trồng cam, quýt. Lúc đầu, gia đình anh chỉ trồng vài chục gốc, không ngờ quýt lớn nhanh,  quả sai trĩu cành. Nhận thấy đất ở đây phù hợp với trồng quýt, mỗi năm, anh lại trồng thêm vài trăm gốc.

Đến nay, gia đình đã có trên 1.000 gốc. Quýt nhà anh có mặt ở hầu hết các quán trên địa bàn xã, nhà nào có đám cưới hay công việc lớn cũng đến tận vườn mua. Với 1.000 gốc quýt cho thu hoạch khoảng 10 tấn mỗi vụ, gia đình anh Chu thu trên 100 triệu đồng tiền lãi.

Ở Tân Phượng, ngoài gia đình anh Chu còn có gia đình chị Triệu Thị Khách từ 700 gốc quýt thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi năm. Trồng cam sành hay quýt ở Lục Yên không phải là chuyện mới thế nhưng thu nhập khá từ trồng cam, quýt trên đất đồi của hai hộ này cho thấy, cây quýt phù hợp với thổ nhưỡng ở Tân Phượng và đó là tiền đề mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho nhà nông nơi đây.

Với địa hình núi đá trải rộng ở hầu hết các xã thì nuôi dê cũng là mô hình kinh tế có điều kiện để phát triển mạnh. Năm 2009, anh Tăng Văn Thắng, xã Liễu Đô bắt đầu khởi nghiệp chăn nuôi với 3 cặp dê giống. Có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho chăn thả, đàn dê đã phát triển nhanh chóng.

Theo anh, nuôi dê không phải đầu tư quá nhiều về thức ăn, chỉ tốn công chăn thả, theo dõi không để dê phá nương rẫy, cây trồng. Chăm chỉ chăn nuôi, từ đàn dê 6 con ban đầu, đến nay, đàn dê đã tăng lên 30 con. Qua 8 tháng chăm sóc, mỗi con được 15 - 17kg, giá dê thịt hiện tại khoảng 120.000 đồng/1kg thịt hơi, mỗi năm từ bán dê thịt và dê giống, anh Thắng thu về vài chục triệu đồng.

Còn ở xã Lâm Thượng, trong vài năm trở lại đây, măng mai nổi lên là một loại sản phẩm cho thu nhập cao. Sau 6 năm triển khai mô hình trồng tre măng mai, nhiều hộ không những thoát nghèo mà còn giàu lên từ chính những mảnh vườn, đồi nương của mình. Hiện toàn xã có khoảng 500ha măng mai, chủ yếu ở Bản Khéo, Nặm Chắn và Nặm Chọ, tổng sản lượng hàng năm khoảng 1.000 tấn măng tươi. Đối với thị trường tiêu thụ hiện nay, các tiểu thương trong tỉnh và một số tỉnh lân cận đặt mua tại nhà ngay từ đầu vụ với giá khoảng 100.000 - 120.000đồng/1kg măng khô. Ước năm 2014, các hộ dân trồng măng sẽ thu về 5 tỷ đồng.

Năm 2009, anh Trần Ngọc Quỳ ở Bản Khéo tham gia mô hình trồng tre măng mai với 200 gốc. Sau 3 năm bắt đầu cho thu hoạch, nhận thấy đây là loại cây có tiềm năng và gia đình còn nhiều đất trống, anh quyết định trồng thêm 800 gốc. Sau 5 năm, những gốc măng tre của gia đình anh đã cho thu nhập. Vụ măng năm vừa qua, anh thu được hơn 12 tấn măng tươi, tương đương trên 1,2 tấn măng khô, đem về trên 120 triệu đồng.

Từ tay trắng, gia đình anh chị giờ đã làm được một ngôi nhà sàn khang trang, mua sắm được xe máy, ti vi, tủ lạnh. Cũng giống như anh Quỳ, khi được chính quyền địa phương vận động trồng cây tre măng mai, chị Sầm Thị Thường ở Bản Khéo nhận thấy gia đình sẵn có đất đồi, vốn đầu tư ban đầu không cao, dễ chăm sóc nên đã trồng 600 gốc măng.

Sau 5 năm, từ cung cấp giống, thu gom măng của bà con trong bản bán ra thị trường bên ngoài, mỗi năm, gia đình chị có thu nhập khoảng 150 đến 200 triệu đồng. Mô hình trồng tre măng mai đã và đang góp phần nâng cao mức sống của người dân địa phương. Nếu như được chính quyền các cấp quan tâm bảo đảm thị trường tiêu thụ ổn định lâu dài thì đây sẽ là một loại cây trồng không những xóa đói giảm nghèo riêng ở Lâm Thượng mà còn có thể mở rộng ra cho nhiều xã lân cận.

Mỗi địa phương đều có thế mạnh riêng và nếu các địa phương biết phát huy, vận động, khuyến khích người dân đầu tư, phát triển thì lợi thế đó sẽ được hiện thực hóa bằng những mô hình kinh tế hiệu quả, góp phần xóa đói giảm nghèo cũng như tiến tới làm giàu cho người dân.

 Anh Dũng

Các tin khác

YBĐT - Cùng với việc quản lý tốt các khâu quy hoạch vùng nguyên liệu, đến khâu trồng chăm sóc khai thác, đồng thời tạo ra cơ chế chính sách liên kết giữa người nông dân với doanh nghiệp, sẽ có thêm nhiều hộ nông dân ở Kiên Thành giàu lên nhờ trồng măng Bát Độ, tạo bước đột phá trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Khách hàng đang giao dịch vàng miếng.

Cùng với diễn biến của thị trường thế giới, giá vàng SJC trong nước mở cửa sáng nay (3/9) giảm 70.000 đồng mỗi lượng so với chốt phiên cuối tuần trước.

Sự cố làm mất liên kết hệ thống điện 500 kV Bắc - Nam, gây mất điện tại một số khu vực ở miền Nam, miền Trung và miền Bắc.

Nghị quyết chuyển đổi các diện tích đất kém hiệu quả sang trồng cây có giá trị kinh tế cao của Đảng ủy thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ đã bước đầu mang lại hiệu quả.

YBĐT - Những vườn cây ăn quả trải dài ven theo các chân đồi, những sản vật như thanh long ruột đỏ, nhãn ghép, na… đang góp phần nâng cao đời sống cho nhân dân. Đó là những kết quả ban đầu có được từ việc thực hiện Nghị quyết chuyển đổi các diện tích đất kém hiệu quả sang trồng cây có giá trị kinh tế cao mà Đảng ủy thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ đang triển khai trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục