Tạo bước đột phá, thúc đẩy phát triển công nghiệp

  • Cập nhật: Thứ tư, 24/9/2014 | 3:09:24 PM

YBĐT - Hiện nay, toàn tỉnh Yên Bái có 5 khu, 13 cụm công nghiệp với tổng diện tích quy hoạch là trên 1.160ha. Chủ trương của tỉnh sẽ tập trung phát triển Khu công nghiệp phía Nam, Khu công nghiệp Âu Lâu, Khu công nghiệp Minh Quân để kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh; Khu công nghiệp Bắc Văn Yên 72ha, Khu công nghiệp Mông Sơn 90ha sẽ giao cho huyện quản lý. Các khu công nghiệp đã có 25 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký là 7.751 tỷ đồng.

Công nhân Nhà máy sản xuất, chế biến bột đá của Công ty Phát triển số 1 Hải Dương tại Khu công nghiệp phía Nam trong giờ sản xuất.
Công nhân Nhà máy sản xuất, chế biến bột đá của Công ty Phát triển số 1 Hải Dương tại Khu công nghiệp phía Nam trong giờ sản xuất.

Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết số 17/NQ - TU, ngày 15/8/2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVII về phát triển công nghiệp tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011 - 2015, tỉnh đã chỉ đạo hoàn thành công tác rà soát, xây dựng các quy hoạch tổng thể, quy hoạch ngành, quy hoạch sản phẩm giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020 và năm 2025; phê duyệt điều chỉnh các chính sách thu hút đầu tư để thực hiện phù hợp với điều kiện thực tế nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh vốn có, tạo tiền đề kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư.

Hiện nay, toàn tỉnh có 5 khu, 13 cụm công nghiệp với tổng diện tích quy hoạch là trên 1.160ha. Chủ trương của tỉnh sẽ tập trung phát triển Khu công nghiệp phía Nam, Khu công nghiệp Âu Lâu, Khu công nghiệp Minh Quân để kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh; Khu công nghiệp Bắc Văn Yên 72ha, Khu công nghiệp Mông Sơn 90ha sẽ giao cho huyện quản lý. Các khu công nghiệp đã có 25 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký là 7.751 tỷ đồng.

Tổng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh (giá so sánh năm 2010) tăng từ 4.173 tỷ đồng năm 2011 lên 6.550 tỷ đồng năm 2013. Một số lĩnh vực phát triển khá như: chế biến gỗ, sắn, quế, vật liệu xây dựng... với 1.312 doanh nghiệp hoạt động. Toàn tỉnh hiện có 99 cơ sở chế biến chè với tổng công suất 1.171 tấn búp tươi/ngày, sản lượng chè chế biến thành phẩm năm 2013 đạt 31.944 tấn, bằng 106,48% so với mục tiêu Nghị quyết; có 3 nhà máy chế biến tinh bột sắn đang hoạt động với tổng công suất 66.000 tấn/năm, sản lượng tinh bột sắn hàng năm đạt 32.000 tấn, bằng 106,66% so với mục tiêu Nghị quyết; sản xuất giấy và bột giấy có 27 dây chuyền sản xuất giấy đế và giấy vàng mã, công suất 33.750 tấn/năm; chế biến gỗ rừng trồng có 97 nhà máy với tổng công suất 176.000m3/năm, chủ yếu là ván ghép thanh, ván ép, bao bì... Tỉnh khuyến khích đầu tư các nhà máy áp dụng công nghệ tiên tiến để nâng cao giá trị của sản phẩm, góp phần nâng kim ngạch xuất khẩu như: ván ép, ván thanh xuất khẩu, chế biến các sản phẩm từ quế...

Đối với công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, hiện có 11 nhà máy khai thác và chế biến sản phẩm đá hạt, đá bột CaCO3 với tổng công suất chế biến 550.000 tấn/năm, quặng sắt có 17 mỏ đang hoạt động khai thác và 9 nhà máy tuyển quặng đã đi vào hoạt động với tổng công suất 1,2 triệu tấn/năm. Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất xi măng hiện có 2 nhà máy, tổng công suất 1,2 triệu tấn/năm. Bên cạnh đó, một số nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng, sứ cách điện và thủy điện đã và đang đi vào hoạt động khai thác có hiệu quả.

Sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã đạt được một số kết quả nhất định nhưng một số chỉ tiêu còn đạt thấp so với mục tiêu Nghị quyết; chất lượng tăng trưởng công nghiệp chưa cao, thiếu tính bền vững; cơ cấu ngành chuyển dịch còn chậm và không ổn định; tỷ trọng công nghiệp chế biến nông, lâm sản còn thấp, chiếm 19%; năng suất lao động, hiệu quả kinh tế, năng lực cạnh tranh thấp.

Bên cạnh nguyên nhân khách quan thì nguyên nhân chủ quan dẫn tới giá trị sản xuất công nghiệp không đạt mục tiêu Nghị quyết đề ra là do một số dự án lớn mang tính đột phá, chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị sản xuất của ngành công nghiệp dự kiến đi vào hoạt động trong giai đoạn 2011 - 2015 nhưng không triển khai như: nhà máy cồn Ethanol, nhà máy sản xuất ván MDF và ván thanh xuất khẩu, mở rộng Nhà máy Xi măng Yên Bình...; một số nhà máy chậm tiến độ thực hiện như: nhà máy sản xuất bột giấy 30.000 tấn/năm, nhà máy viên nén năng lượng 49.000 tấn/năm, dự án lắp ráp ô tô được đăng ký cấp phép với công suất từ 5.000 - 10.000 xe/năm... Đồng thời, hoạt động thu hút đầu tư, nhất là đầu tư nước ngoài trên lĩnh vực công nghiệp gặp nhiều khó khăn; cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất công nghiệp chậm được đầu tư; công tác cải cách thủ tục hành chính còn chưa đồng bộ và hạn chế.

Trong thời gian tới, tỉnh sẽ tập trung phát triển các ngành công nghiệp có tiềm năng, lợi thế như: công nghiệp chế biến nông, lâm sản, thực phẩm, chế biến gỗ rừng trồng; công nghiệp khai thác và chế biến khoảng sản; khuyến khích phát triển đa dạng hóa các loại hình doanh nghiệp, hỗ trợ và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư có năng lực, sử dụng công nghệ tiên tiến, hướng tới công nghệ cao và hiện đại, các ngành nghề sử dụng nhiều lao động nhằm thu hút, giải quyết tốt lao động và việc làm ở địa phương. Tuy nhiên, Yên Bái là một tỉnh nghèo nên việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển công nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế. Do vậy, cần xem xét, điều chỉnh lại các khu, cụm công nghiệp để tránh đầu tư dàn trải và cần tính toán một cách cụ thể, có những giải pháp đồng bộ để ưu tiên vốn đầu tư cho phát triển công nghiệp, tăng cường đầu tư hạ tầng khu, cụm công nghiệp trọng điểm nhằm tạo ra bước đột phá trong phát triển sản xuất công nghiệp.

Đức Toàn

Các tin khác

Ngày 24-9, Tổng cục Thống kê công bố Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước trong tháng 9 tăng 0,4% so với tháng 8, đưa CPI chín tháng đầu năm 2014 tăng 4,61% so với cùng kỳ năm 2013.

Quản lý chặt chẽ hàng hóa tại kho ngoại quan.

Quy định này đảm bảo quản lý chặt chẽ và ngăn ngừa tình trạng lợi dụng để gian lận thương mại, trốn thuế.

Ảnh minh họa.

Ngày 24-9, tại TP Hồ Chí Minh, UBND tỉnh Kiên Giang, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) và Công ty CP Vinpearl phối hợp tổ chức công bố chương trình hợp tác xúc tiến thương mại tổng thể “Điểm đến Phú Quốc”, đồng thời khai trương 2 đường bay mới cất cánh từ Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) là Phú Quốc - Singapore và Phú Quốc - Siêm Riệp.

Cùng với nguồn vốn ngân hàng, người dân Mù Cang Chải đã nâng cao trình độ thâm canh, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

YBĐT - Thời gian qua, Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) huyện Mù Cang Chải đã có nhiều cố gắng triển khai các nhiệm vụ được giao, thực hiện hiệu quả vai trò là công cụ giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách tiếp cận nguồn vốn để phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt khó khăn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục