Ra mắt Ban Chỉ đạo phát triển ngành Chè
- Cập nhật: Thứ ba, 18/11/2014 | 6:19:55 AM
Việc thành lập Ban Chỉ đạo nhằm mục đích đẩy mạnh phối hợp, điều hành, đề xuất các giải pháp, cơ chế, chính sách, cũng như huy động nguồn lực xã hội để phát triển ngành Chè bền vững.
BCĐ Phát triển chè bền vững gồm có 14 thành viên, do ông Lê Quốc Doanh, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT làm Trưởng ban.
|
Ngày 17/11, Bộ NN&PTNT đã chính thức ra mắt Ban Chỉ đạo (BCĐ) Phát triển chè bền vững.
Việc thành lập BCĐ với mục đích giúp Bộ trưởng Bộ NN&PTNT trong chỉ đạo, phối hợp, điều hành, đề xuất các giải pháp, cơ chế, chính sách, cũng như huy động nguồn lực xã hội nhằm thúc đẩy phát triển chè bền vững.
BCĐ gồm có 14 thành viên, do ông Lê Quốc Doanh, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT làm Trưởng Ban.
Trước mắt BCĐ sẽ đề xuất tập trung rà soát công tác cơ cấu giống chè trên cả nước để các địa phương có định hướng. Thứ hai là tiếp tục hoàn thiện tiêu chuẩn Việt Nam, xây dựng dự án phát triển giống chè đến năm 2020, hỗ trợ đắc lực cho việc nâng cao chất lượng chè.
Tới đây, BCĐ sẽ đánh giá lại các mô hình phát triển chè bền vững, nhất là tại các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh để nhân rộng các mô hình hiệu quả trên các vùng trồng chè trong cả nước.
Phát biểu tại lễ ra mắt, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh cho biết trong những năm qua, Chính phủ và các bộ đã quan tâm trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học công nghệ nhằm giúp ngành Chè chọn tạo, nhập nội được nhiều giống chè có năng suất cao, chất lượng tốt.
Cùng với đó, các chính sách về trồng trọt cũng phần nào hỗ trợ nông dân trồng chè, chế tạo thiết bị, cải tiến quy trình canh tác và chế biến; xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường. Cùng với một số ngành như gạo, cà phê, có thể khẳng định ngành hàng chè cần phải có BCĐ để phát triển bền vững hơn nữa.
Theo ông Lê Quốc Doanh, những năm qua, cây chè đã có những bước phát triển đáng ghi nhận, tuy nhiên, còn nhiều điểm nghẽn về giống, chăm sóc chế biến, thị trường cần tháo gỡ. Do đó việc thành lập BCĐ được kỳ vọng sẽ tạo động lực mới, cũng như có các kế hoạch hành động cụ thể hơn cho ngành Chè trong thời gian tới.
Theo ông Lê Văn Đức (Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, Phó Trưởng Ban), từ nay đến năm 2020, ngành Chè dự kiến duy trì khoảng 140.000 ha, đồng thời quy hoạch phát triển vùng chè an toàn tại các tỉnh Nghệ An, Sơn La, Yên Bái và nhiều vùng triển khai VietGAP để nâng cao chất lượng chè. Hiện nay, việc cơ giới hóa đã được áp dụng mạnh và đây được coi là hướng đi phù hợp.
(Theo Chinhphu.vn)
Các tin khác
Nếu xảy ra sự cố liên quan đến chất lượng của xăng E5 thì đương nhiên các cơ quan ban hành các tiêu chuẩn phải chịu trách nhiệm.
YBĐT - Sáng ngày 17/11, tại xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải, UBND tỉnh Yên Bái phối hợp với Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel trao tặng bò cho hộ nghèo đợt 1 năm 2014.
YBĐT - Vừa qua Công ty cổ phần Tư vấn Xây dựng Giao thông Yên Bái tổ chức Đại hội cổ đông nhiệm kỳ III (2013-2018). Dự hội nghị có các đồng chí lãnh đạo các sở, ban ngành của tỉnh cùng toàn thể cổ đông trong và ngoài công ty.
Bộ Công Thương vừa công bố dự thảo Đề án Quy hoạch phát triển thương mại Vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2020, tầm nhìn 2030.