Nhiều giải pháp phòng chống đói, rét cho gia súc

  • Cập nhật: Thứ năm, 4/12/2014 | 8:48:02 AM

YBĐT - Mùa đông đến là thời điểm gia súc dễ bị suy kiệt, giảm sức đề kháng, dẫn đến chết do đói và rét. Vì thế, những năm qua, công tác phòng chống đói, rét cho đàn gia súc luôn được huyện Trạm Tấu quan tâm, chú trọng. Hiện nay, ngành nông nghiệp huyện tích cực triển khai các biện pháp chống đói, rét cho đàn gia súc, bảo đảm cho gia súc khỏe mạnh, phát triển tốt và hạn chế thấp nhất thiệt hại do thời tiết gây ra.

Chị Trang Thị Da ở thôn Mông Si cho trâu ăn cỏ voi được trồng quanh nhà.
Chị Trang Thị Da ở thôn Mông Si cho trâu ăn cỏ voi được trồng quanh nhà.

Cách đây 5 - 7 năm trước, nếu lên Trạm Tấu vào thời điểm vụ mùa thì đi đến đâu cũng bắt gặp cảnh người dân đập lúa xong chất rơm đốt. Nay đã khác, trên khắp các cánh đồng từ Trạm Tấu, Pá Hu, Hát Lừu đến Bản Mù… đều bắt gặp hình ảnh những người nông dân gom rơm thành từng bó đưa về nhà lều, cho rơm lên xe máy chở về nhà để dự trữ. Trâu, bò đối với người dân vùng cao là cả một khối tài sản lớn nên mấy năm nay, ý thức của người dân nơi đây về chăm sóc, dự trữ thức ăn, chống rét cho trâu, bò trong mùa đông cũng đã được nâng cao.

Ngay khi thu hoạch vụ mùa, huyện đã tăng cường vận động, tuyên truyền người dân cách chăm sóc, bảo vệ và phát triển diện tích cỏ chăn nuôi; tận dụng các phụ phẩm trồng trọt như thân cây ngô, rơm rạ để tích trữ; kiểm tra, tu sửa chuồng trại chăn nuôi, bảo đảm kín gió trong mùa đông. Cùng với vận động, tuyên truyền người dân chủ động dự trữ thức ăn cho gia súc, tỉnh đã hỗ trợ 500 cây rơm cho người dân với mức hỗ trợ 300.000 đồng/cây.

Hiện nay, toàn huyện đã làm được trên 1.700 cây, mỗi cây 500kg rơm khô. Để bảo đảm đủ lượng thức ăn cho đàn gia súc trong vòng 3 - 4 tháng mùa đông, huyện tuyên truyền, hướng dẫn người dân cách ủ chua thức ăn bằng thân, lá ngô. Cuối tháng 11 này, khi thu hoạch vụ ngô hè thu, toàn bộ lá và thân cây ngô sẽ được người dân dùng để ủ chua làm thức ăn cho trâu, bò. Bên cạnh việc tuyên truyền, vận động người dân gia cố lại chuồng trại, dự trữ thức ăn… huyện Trạm Tấu đã dự phòng khoảng 2.500m2 bạt để hỗ trợ hộ nghèo đặc biệt khó khăn che chắn chuồng trại những ngày rét đậm, rét hại.

Ông Nguyễn Thành Hưng - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Trạm Tấu cho biết: “Công tác phòng chống đói, rét và dịch bệnh cho đàn gia súc được huyện triển khai đến từng hộ chăn nuôi tại 69 thôn, bản, khu phố của 12 xã, thị trấn. Huyện phấn đấu đạt tỷ lệ trên 75% số hộ chăn nuôi trên địa bàn có chuồng trại nuôi nhốt. Những ngày rét đậm, rét hại, 100% số hộ chăn nuôi sử dụng bạt dứa hoặc vật liệu khác có sẵn ở địa phương để che chắn chuồng trại, giữ ấm cho gia súc; 100% số hộ chăn nuôi gia súc có thức ăn dự trữ như: cỏ khô, rơm khô, thân lá ngô, cỏ tươi, muối, thức ăn tinh bột… Chúng tôi quyết tâm hạn chế thấp nhất thiệt hại do thời tiết gây ra cho đàn gia súc”.

Có phong trào chăn nuôi đại gia súc phát triển nên chính quyền xã Bản Mù rất chú trọng đến việc bảo vệ đàn vật nuôi, nhất là khi mùa đông đang đến gần. Hiện toàn xã có gần 90% số hộ chăn nuôi có chuồng trại kiên cố. Khi thu hoạch vụ mùa 2014, xã vận động người dân dự trữ rơm khô; chăm sóc và phát triển diện tích cỏ chăn nuôi; kiểm tra, tu sửa lại chuồng trại chăn nuôi, bảo đảm kín gió trong mùa đông. Nhà có 5 con trâu, bò nên gặt xong, đã thành nếp, gia đình anh Tráng A Dơ, thôn Mông Đơ lại thu toàn bộ rơm rạ, phơi khô đưa về nhà.

Anh Dơ chia sẻ: “Ở đây, bình thường đã rét hơn chỗ khác nên đến mùa đông còn rét nữa. Trâu, bò mình không đi chăn thả được nên phải dự trữ thức ăn cho nó. Rơm khô mình lấy về, khi nào cho ăn thì hòa ít nước muối tưới vào cho nó ăn. Mấy nữa thu hoạch ngô xong, mình lấy cây băm ra rồi ủ chua như cán bộ dạy để làm thức ăn cho trâu, bò”.

Cũng như gia đình anh Dơ, gia đình chị Trang Thị Da ở thôn Mông Si cũng đã chuẩn bị bạt để che chắn chuồng trại, dự trữ thức ăn cho 8 con trâu và 4 con bò. Chị Da nói: “Ngày bình thường, mình dắt trâu, bò đi ăn. Sắp đến mùa đông rồi, mình đã làm cây rơm, chăm sóc bãi cỏ trồng ở quanh nhà để những ngày mưa rét không thả được thì có thức ăn cho chúng. Mọi việc lớn trong nhà trông vào đàn gia súc này nên mình phải chăm sóc chúng thật tốt”. Mùa đông đang đến gần, không chỉ riêng gia đình anh Dơ, chị Da mà hầu hết các hộ nuôi gia súc ở huyện Trạm Tấu đều đã ý thức được việc bảo vệ đàn gia súc là quan trọng, góp phần phát triển kinh tế hộ.

Những ngày này, huyện Trạm Tấu đang tích cực đôn đốc tiêm phòng đợt 2 để bảo đảm sức đề kháng cho đàn vật nuôi. Hy vọng rằng, với những giải pháp thiết thực Trạm Tấu đưa ra trong công tác phòng chống đói, rét cho đàn gia súc, mùa đông năm nay, huyện sẽ không có trâu, bò chết đói, chết rét, chết bệnh, góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Hồng Duyên

Các tin khác

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo về cơ chế giá xăng E5.

Ảnh minh họa

Công ty Than Núi Béo, thuộc Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) vừa xác lập kỷ lục mới về độ sâu trong đào hầm lò than giếng đứng đạt mức -371,6m (so với mực nước biển) đối với giếng phụ và -351,6m đối với giếng chính.

WB dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ cải thiện từ mức 5,4% vào năm 2013 lên 5,6% cho cả năm nay.

Toàn cảnh Hội nghị tại điểm cầu Yên Bái.

YBĐT - Ngày 3/12, tại Hà Nội, Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế tổ chức Hội nghị trực tuyến với các tỉnh, thành phố trong cả nước để triển khai luật sửa đổi, bổ sung một số điều tại các luật về Thuế được Quốc hội khóa XIII thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2015.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục