Thành công lớn trong sản xuất lúa gạo hàng hóa

  • Cập nhật: Thứ hai, 1/6/2015 | 3:59:58 PM

YênBái - YBĐT - Chuyển đổi cơ cấu giống theo hướng chất lượng cao, tạo vùng sản xuất lúa gạo hàng hóa là một hướng đi đúng và đa thành công trong lãnh đạo, chỉ đạo của huyện Văn Chấn nhằm tăng giá trị sản xuất lúa gạo, tăng thu nhập cho nông thôn, tiến tới đưa công nghiệp chế biến về một trong những vùng sản xuất lúa gạo lớn nhất của Yên Bái và vùng Tây Bắc…

Nông dân xã Sơn A thu hoạch lúa giống DS1 chất lượng cao vụ xuân 2015. (Ảnh: Thanh Miền)
Nông dân xã Sơn A thu hoạch lúa giống DS1 chất lượng cao vụ xuân 2015. (Ảnh: Thanh Miền)

Đột phá về giống

Lợi thế lớn về diện tích, nhất là vùng cánh đồng Mường Lò trên 2.000ha nhưng sản xuất lúa gạo ở Văn Chấn trước đây mới lấy sản lượng làm đầu, chưa tính đến làm lúa gạo hàng hóa, có giá trị kinh tế cao. Đột phá trong sản xuất lúa gạo của huyện là đưa giống lúa thuần đặc sản ĐS1, JO1 thuộc dòng Japonica vào sản xuất. Đông xuân năm 2009 - 2010, huyện đưa trồng thử nghiệm 10ha ở xã Sơn Lương, Gia Hội. Năm 2010, tiếp tục thí điểm, tăng lên 20ha, năng suất 60 tạ/ha, sản lượng trên 120 tấn.

Năm 2011, diện tích 150ha, năng suất 65 tạ/ha, sản lượng 970 tấn. Năm 2012, diện tích tăng lên trên 350ha, năng suất từ 65 - 67 tạ/ha, có diện tích năng suất 70 – 72 tạ/ha, sản lượng trên 2.300 tấn. Đông xuân 2012 – 2013, diện tích gieo cấy đã tăng lên 400ha, năng suất bình quân trên 65 tạ/ha, sản lượng trên 3.000 tấn, giá trị kinh tế mang lại 28 tỷ đồng. Đông xuân 2013 – 2014, huyện chỉ đạo gieo cấy ổn định 400ha, tập trung ở một số xã khu vực cánh đồng Mường Lò, Gia Hội, Thượng Bằng La.

Đột phá không chỉ dừng ở giống lúa dòng Japonica, huyện chủ động xây dựng các mô hình trồng các giống lúa thuần chất lượng, giá trị cao như Séng Cù, Chiêm Hương vào thử nghiệm, nhân rộng thành công ở khu vực cánh đồng Mường Lò. Thành công từ chuyển dịch cơ cấu giống, Văn Chấn đã chủ động sản xuất lúa giống. Từ năm 2010, sản xuất thí điểm 5ha giống lúa DDS1 và JO1. Năm 2012 và 2013, Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Phù Nham sản xuất tại chỗ 10ha giống lúa thuần ĐS1 và tới nay huyện tự chủ hoàn toàn về giống.

Quy hoạch, phát triển vùng sản xuất hàng hóa

Đột phá về giống, chuyển từ trồng lúa lai là chủ yếu sang mở rộng diện tích các giống lúa thuần, chất lượng cao là chỉ đạo có chủ đích để tạo ra vùng sản xuất lúa hàng hóa, chất lượng cao. Văn Chấn có 4.000ha ruộng cấy lúa, chia thành ba vùng: vùng cánh đồng Mường Lò 2.000ha, vùng cao và thượng huyện 1.000ha, vùng ngoài 1.200ha. Điều kiện tự nhiên khác nhau, trình độ sản xuất mỗi vùng khác nhau, cách làm của Văn Chấn là bảo đảm sự phù hợp khi tiến hành chuyển dịch cơ cấu giống, giống đi theo vùng, vùng nằm trong quy hoạch. Văn Chấn là huyện đi đầu trong chuyển đổi cơ cấu giống và quy hoạch phát triển vùng sản xuất lúa gạo hàng hóa.

Hiện tại, vùng sản xuất lúa hàng hóa, chất lượng cao của huyện đã ổn định 500ha. Diện tích tập trung các xã vùng cánh đồng Mường Lò như Phù Nham, Hạnh Sơn, Thanh Lương, Thạch Lương, Sơn A, thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ; vùng cao và thượng huyện có Gia Hội, Tú Lệ; vùng ngoài có Thượng Bằng La… Đột phá về giống và sự phát triển khá nhanh, ổn định của vùng sản xuất lúa hàng hóa đã góp phần quan trọng thúc đẩy sản lượng thóc của huyện tăng nhanh từng năm. Năm 2014, sản lượng thóc đạt 43.379 tấn; năm 2015 đạt 43.408 tấn.

Đáng chú ý, tỷ lệ thóc thu hoạch từ các giống lúa lai giảm dần, sản lượng thóc thu hoạch từ các giống lúa thuần, chất lượng cao tăng lên. Năm 2014, sản lượng thóc các giống lúa thuần đạt 23.424 tấn, chiếm 54%. Năm 2015, dự tính sản lượng lúa chất lượng cao là 24.308 tấn, chiếm 56%,các giống lúa lai chỉ còn 19.000 tấn, chiếm 44%.

Hướng tới gắn sản xuất với chế biến

Trong vòng 5 năm tới, Văn Chấn mở rộng, phát triển vùng sản xuất lúa hàng hóa, chất lượng cao lên 900ha. Đó là quyết tâm có cơ sở của lãnh đạo huyện và mong muốn của nông dân. Diện tích này tập trung ở các xã Hạnh Sơn, Sơn A, Thanh Lương, Phù Nham, Thạch Lương và thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ. Huyện cũng chỉ đạo tập trung xây dựng và triển khai Dự án phát triển vùng sản xuất lúa đặc sản Tú Lệ với diện tích 100ha… Hướng đi của huyện là vùng sản xuất lúa chất lượng cao theo hướng hàng hóa sẽ gắn với chế biến. Sản lượng làm ra lớn, giá trị kinh tế đã cao nhưng những năm qua gạo Văn Chấn - Mường Lò vẫn chưa được thị trường biết đến một cách rộng rãi.

Bên cạnh đó, việc tìm đầu ra, thị trường tiêu thụ, chế biến sản phẩm cho nông dân đã có những bước đi ban đầu nhưng kết quả nói chung chưa rõ nét, tâm lý chung của người làm lúa gạo chất lượng cao chưa thật sự yên tâm. Giải quyết vấn đề này, huyện Văn Chấn đang tập trung thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp chế biến các sản phẩm từ lúa, gạo chất lượng cao; đẩy mạnh quảng bá sản phẩm gạo Mường Lò. Quyết tâm của huyện là sẽ làm cho nông dân có thu nhập tăng gấp hai, gấp ba lần hiện tại từ trồng lúa, làm gạo chất lượng cao.

CÁC MỤC TIÊU CHỦ YẾU ĐẾN NĂM 2020

1- Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản (giá so sánh năm 2010) đạt từ 1.300 tỷ đồng trở lên.

2- Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn (giá so sánh năm 2010) đạt từ 1.700 tỷ đồng trở lên.

3- Giá trị sản xuất xây dựng trên địa bàn (giá so sánh năm 2010) đạt từ 1.200 tỷ đồng trở lên.

4- Tổng mức bán lẻ hàng hóa đạt từ 1.400 tỷ đồng trở lên.

5- Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn đạt từ 790 tỷ đồng trở lên; trong đó thu cân đối ngân sách đạt từ 180 tỷ đồng trở lên.

6- Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 65.750 tấn.

7- Có 6 xã được công nhận đạt 19 tiêu chí nông thôn mới.

8- Trồng mới được trên 500 ha rừng tập trung/năm.

9- Giải quyết việc làm cho từ 3.800 lao động trở lên/năm.

10- Số hộ dân cư nghèo: 7.750 hộ.

11- Số học sinh trung học cơ sở: 10.665 học sinh.

12- 100% trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin.

13- Có 18 xã, thị trấn trở lên đạt tiêu chí quốc gia về y tế.

14-  Số hộ dân cư đạt chuẩn văn hóa: 80% trở lên.

15- Số hộ dân cư dùng nước sạch: 84% trở lên.

16- Số hộ dân cư dùng nhà tiêu hợp vệ sinh: 80% trở lên.

17- Trong nhiệm kỳ kết nạp được 1.750 đảng viên trở lên;

18- Hằng năm  đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ: 85% trở lên.

19- Hằng năm tổ chức cơ sở Đảng đạt tiêu chuẩn trong sạch, vững mạnh: 85% trở lên.

20- Thu hút quần chúng tham gia vào đoàn thể: 80% trở lên.

Q.K

Các tin khác
Chế biến cá tra xuất khẩu tại Công ty TNHH Công nghiệp thủy sản miền Nam (TP Cần Thơ).

Hiệp định thương mại Việt Nam và Liên minh kinh tế Á - Âu mang đến cơ hội lớn cho hàng tiêu dùng Việt.

Các đại biểu dự Đại hội Đảng bộ xã Nậm Có lần thứ VI biểu quyết thông qua Nghị quyết của Đại hội .
(Ảnh: A Lù)

YBĐT - Với tinh thần đoàn kết, 5 năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải đã khắc phục khó khăn, ra sức thi đua thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội Đại hội Đảng bộ xã lần thứ V (nhiệm kỳ 2010 - 2015) đã đề ra.

Giá gas khi đến tay người tiêu dùng sẽ dao động trong khoảng 288.000 - 288.500 đồng/bình 12 kg và không vượt quá 297.000 đồng/bình 12 kg.

YBĐT - Tuyến đường tránh ngập thành phố Yên Bái (đoạn từ cầu Văn Phú đến nút giao IC12 đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, sẽ chính thức thông xe và đưa vào sử dụng từ ngày 1/6/2015; 5 km còn lại của tuyến đường này dự kiến cũng sẽ thông xe và đưa vào sử dụng vào cuối tháng 6 tới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục