Kỹ thuật phòng, chống dịch bệnh mùa hè cho vật nuôi

  • Cập nhật: Thứ năm, 2/7/2015 | 2:41:40 PM

YênBái - YBĐT - Mùa hè, thời tiết nắng nóng, độ ẩm không khí cao cộng với điều kiện vệ sinh môi trường chăn nuôi kém là điều kiện thuận lợi để các loại vi rút, vi khuẩn gây bệnh phát triển mạnh. Những bệnh lây qua đường hô hấp, đường tiêu hóa dễ lây lan nhanh như: dịch tả lợn, tai xanh ở lợn, tụ huyết trùng, E.Coli ở cả gia súc, gia cầm, bệnh CRD ở gà…

Bà con nông dân cần vệ sinh chuồng trại thường xuyên phòng tránh bệnh mùa hè cho đàn vật nuôi.
(Ảnh: Hồng Duyên)
Bà con nông dân cần vệ sinh chuồng trại thường xuyên phòng tránh bệnh mùa hè cho đàn vật nuôi. (Ảnh: Hồng Duyên)

Để chủ động phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi, người chăn nuôi cần lưu ý thực hiện tốt các biện pháp sau:

1. Thực hiện tốt các biện pháp an toàn sinh học:

- Chuồng trại bảo đảm vệ sinh, thoáng mát về mùa hè, tránh gió lùa; định kỳ vệ sinh chuồng trại chăn nuôi, thu gom phân chất thải đem đốt hoặc ủ, cọ rửa máng ăn, máng uống (nếu có điều kiện thì nên sử dụng hầm biogas); sau đó, phun thuốc sát trùng. Thuốc sát trùng có thể dùng: Ben-Kocid, Han-Iodin, Virkon…

- Sử dụng hóa chất sát trùng phải bảo đảm pha đúng nồng độ, phun đúng liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất, phun đúng kỹ thuật (phun từ trên xuống dưới, phun từ trong ra ngoài). Chuồng nuôi lợn, gia cầm nên có hố sát trùng trước cửa chuồng để khử trùng trước khi vào chuồng nuôi. Nếu có điều kiện thì mỗi khu chuồng nuôi nên sử dụng dụng cụ chăn nuôi riêng để hạn chế lây lan dịch giữa các ô chuồng.

- Nhập gia súc, gia cầm về nuôi từ các cơ sở an toàn dịch bệnh, rõ nguồn gốc, có giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan thú y. Trường hợp nuôi nhiều đàn, nhiều lứa trong một trại, những đàn mới nhập trại phải được nuôi cách ly ít nhất trong 2 tuần đầu. Thời gian này, nếu thấy đàn gia súc, gia cầm vẫn hoàn toàn khỏe mạnh, không có biểu hiện dịch bệnh thì mới nhập vào khu vực chăn nuôi của trại. Đối với chăn nuôi gia cầm, bà con cần thực hiện chế độ nuôi khép kín, tức là trong trại nuôi cùng một loại gia cầm, cùng lứa tuổi để cùng nhập, cùng xuất một lần; sau khi xuất xong, thực hiện tổng vệ sinh tiêu độc và để trống trại từ 10 - 15 ngày mới nhập đàn mới.

2. Thực hiện việc tiêm phòng vắc-xin phòng bệnh:

Bà con cần thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan thú y, đặc biệt vắc-xin phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lây lan nhanh và có tỷ lệ chết cao như: lở mồm long móng gia súc, dịch tả lợn, vắc xin Newcastle, cúm gia cầm... Việc tiêm phòng cần thực hiện đúng các yêu cầu kỹ thuật như: bảo quản vắc-xin, liều lượng, thời gian tiêm… để đạt hiệu quả cao.

3. Chủ động khai báo khi có dịch:

Bà con cần khai báo với chính quyền địa phương, không giấu dịch, không bán chạy, giết mổ gia súc, gia cầm bệnh, ném xác gia súc, gia cầm bệnh ra môi trường, làm dịch lây lan; khai báo với ban thú y xã để được kiểm tra, hướng dẫn các biện pháp chăm sóc, điều trị và hỗ trợ thuốc sát trùng khi cần thiết.

Nguyễn Thị Nhàn (Trung tâm Khuyến nông tỉnh)

Các tin khác

Theo Bộ Tài chính, việc bổ sung mức thuế suất mới đối với gạo, phân bón là không phù hợp với Chiến lược cải cách thuế giá trị gia tăng giai đoạn 2011 - 2020 đã được phê duyệt là thu hẹp nhóm đối tượng không chịu thuế VAT.

Cán bộ Hội Nông dân xã Hưng Thịnh tham quan vườn cây ăn quả của gia đình anh Mai Văn Tình ở thôn Trực Chính.

YBĐT - Hưng Thịnh là xã của huyện Trấn Yên, giao thông đi lại còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, điều kiện đất đai rộng rãi cộng với dám nghĩ, dám làm, đặc biệt, phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi của Hội Nông dân xã đã tiếp thêm sức mạnh để người nông dân nơi đây làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Ngày 1-7, dự án điện mặt trời lớn nhất Việt Nam với số vốn 13,7 triệu USD đã được khởi công tại xã Tân Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình).

Giá gas đầu tháng 7 tiếp tục điều chỉnh giảm theo giá thế giới. (Ảnh minh họa)

Kể từ ngày 1/7, giá gas trong nước tiếp tục được điều chỉnh giảm thêm 3.500 đồng/bình 12kg, xuống mức 285 nghìn đồng/bình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục