Thịnh Hưng vươn mình

  • Cập nhật: Thứ tư, 15/7/2015 | 1:23:37 PM

YênBái - YBĐT - Là địa phương có diện tích lúa nước khá khiêm tốn, nhưng với bước đi, cách làm năng động, nhạy bén, xã Thịnh Hưng (Yên Bình) đã vươn mình trở thành “đầu tàu” trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Mô hình nuôi lợn của hộ ông Trần Xuân Tẩm cho hiệu quả kinh tế cao.
Mô hình nuôi lợn của hộ ông Trần Xuân Tẩm cho hiệu quả kinh tế cao.

Đồng chí Nguyễn Thanh Quang - Phó bí thư Thường trực xã chia sẻ: “Cùng với tăng cường sự đoàn kết thống nhất trong Đảng bộ, Thịnh Hưng còn đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo trong thực hiện nhiệm vụ, nhất là đã kịp thời ban hành các nghị quyết chuyên đề, chương trình hành động về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh. Nhờ đó, xã đã hoàn thành 28/29 chỉ tiêu, trong đó có 12 chỉ tiêu vượt Nghị quyết Đại hội 2010 - 2015 đề ra”.

Cũng theo Phó bí thư Nguyễn Thanh Quang, chuyển biến rõ nhất trong nhiệm kỳ qua là trên lĩnh vực kinh tế. Đến nay, lúa lai Tiên ưu, Nhị ưu chiếm tới 95% cơ cấu giống lúa với năng suất bình quân 52 tạ/ha. Ngoài ra, diện tích cây vụ 3 cũng thường xuyên được duy trì ở mức trên 30ha, trong đó chủ yếu là ngô và cây màu. Song song với đó, việc phát triển cây lâm nghiệp cũng được xã chú trọng. Hàng năm, Thịnh Hưng chỉ đạo nhân dân đầu tư thâm canh tốt 131ha chè, 666ha rừng kinh tế. Trong 5 năm qua, đã trồng mới 315ha rừng, trồng cải tạo và thay thế 31ha chè, mở rộng diện tích cây ăn quả lên 56,3ha với nhiều loại cây có giá trị như: bưởi Đại Minh, chanh tứ thời...

Trong chăn nuôi, với cách làm xây dựng các mô hình điểm rồi từ đó nhân rộng, đến nay, phong trào chăn nuôi hàng hóa trở thành thế mạnh và là thu nhập chính cho nông dân. Trong 5 năm qua, xã đã xây dựng được 25 mô hình chăn nuôi lợn nái, lợn thịt, gia cầm, ba ba... Từ đó, nhiều gia đình đã vượt khó, vươn lên làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương. Trong đó, phải kể đến các hộ như: Trần Thị Lịch - thôn Đình Lâm, Trần Thị Tuyến - thôn Đá Vôi, Bùi Thị Thân - thôn Suối Chép...

Ông Trần Xuân Tẩm, thôn Đình Lâm, một trong những hộ gia đình đi lên từ chăn nuôi lợn cho biết: “Nhà tôi chăn nuôi lợn đã lâu nhưng từ năm 2013 mới chuyển đổi sang hình thức nuôi bán công nghiệp. Từ đó đến nay, gia đình tôi thường xuyên duy trì 7 con lợn nái và hơn 50 con lợn thịt. Cứ hơn tháng lại được xuất một lứa trên dưới 20 con, tính theo giá hiện nay được khoảng trên 70 triệu đồng, trừ chi phí thì cũng đủ tiền trang trải sinh hoạt và tái đầu tư sản xuất”.

Cũng đi lên từ chăn nuôi nhưng gia đình ông Chu Đức Thịnh, thôn Ao Khoai lại bén duyên với nuôi vịt và cá. Trong ngôi nhà được xây dựng khang trang, đầy đủ tiện nghi, ông Thịnh chia sẻ: “Tôi nuôi vịt, cá cũng được 6,7 năm nay rồi. Nói chung làm nông là phải chịu khó và ham học hỏi. Hiện tại tôi có 400 vịt đẻ trứng và 9 lồng cá. Dự định, cuối năm sẽ thêm 20 lồng nữa. Dù vốn ít nhưng cũng phải vay mượn để đầu tư thôi. Giờ làm giàu là phải kiếm tiền tỷ”.

Theo thống kê của UBND xã, năm 2015 giá trị sản lượng thịt hơi các loại ước đạt 176 tấn, tăng 43 tấn so với năm 2010; giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 45% giá trị ngành nông nghiệp. Rõ ràng, với sự phát triển mạnh mẽ của chăn nuôi, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thịnh Hưng đã và đang tìm được lời giải cho bài toán xóa nghèo, làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Một trong những chuyển biến rõ nét trong 5 năm trở lại đây trên lĩnh vực kinh tế ở Thịnh Hưng là xuất hiện ngày càng nhiều doanh nghiệp sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ. Đặc biệt, cụm công nghiệp Thịnh Hưng đã đi vào hoạt động với sự góp mặt của Công ty TNHH Daesung global Hàn Quốc, bước đầu đã giải quyết việc làm cho trên 500 công nhân. Ngoài ra, toàn xã có khoảng gần 100 hộ kinh doanh dịch vụ, tạp hóa, 2 xưởng sản xuất gạch xi măng, 6 xưởng chế biến gỗ rừng trồng, 1 nhà máy chế biến chè...

Đồng chí Phó bí thư Thường trực Đảng ủy xã khẳng định: “Bình quân tốc độ phát triển kinh tế của xã trong 5 năm qua đạt 15%; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 4,78%, giảm hơn 10% so với đầu nhiệm kỳ; thu nhập bình quân đầu người đạt 30 triệu đồng/người/năm”.

Những thành tựu to lớn trên lĩnh vực kinh tế đã giúp Thịnh Hưng có điều kiện đầu tư, nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao phát triển rộng khắp các thôn xóm, dòng họ, thu hút đông đảo quần chúng tham gia. Giáo dục đào tạo được quan tâm, chất lượng giáo dục mũi nhọn, giáo dục đại trà từng bước được nâng lên. Đặc biệt, xã đã đạt được 13/19 tiêu chí nông thôn mới, góp phần quan trọng vào việc thay đổi diện mạo kinh tế - xã hội tại địa phương.

H.C

Các tin khác

Sáng nay, giá vàng miếng SJC chỉ hạ 50.000 đồng nhưng từng đó cũng đủ để tuột khỏi mốc 33,90 triệu đồng/lượng, xuống mức thấp nhất kể từ đầu tháng 11/2010.

Nông dân thị xã Nghĩa Lộ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật kịp thời, đúng hướng dẫn để bảo vệ lúa mùa.

YBĐT - Thời điểm này, hơn 812 ha lúa mùa trà sớm của thị xã Nghĩa Lộ đã đẻ nhánh cấp II, trà chính vụ đang đẻ nhánh cấp I, nhìn chung sinh trưởng và phát triển tốt. Tuy nhiên trước tình hình thời tiết nắng nóng kéo dài, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất.

Cán bộ Chi cục Thuế thành phố Yên Bái hướng dẫn người nộp thuế kê khai thuế.

YBĐT - Mặc dù tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn, nhưng kết thúc 6 tháng đầu năm 2015, tình hình thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Yên Bái có mức tăng trưởng khá, đạt 671 tỷ đồng. Đây là tín hiệu khả quan khi nền kinh tế đang trên đà phục hồi. Tuy nhiên, công tác thu ngân sách trong thời gian tới còn gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi ngành thuế phải phấn đấu cao hơn nữa.

Cục Hàng không Việt Nam vừa ban hành Quyết định số 1332/QĐ-CHK phê duyệt kế hoạch đóng cửa đường cất hạ cánh 25R/07L-Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất để khắc phục hư hại tại hai điểm (diện tích khoảng 10m2) trên mặt đường cất hạ cánh do bị sét đánh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục