Văn Yên hỗ trợ người dân giảm nghèo bền vững

  • Cập nhật: Thứ sáu, 16/10/2015 | 10:33:29 AM

YênBái -

YBĐT - Những năm qua, đa số hộ nghèo, hộ cận nghèo ở văn Yên đã cố gắng tự học nghề, tự tìm tòi, học tập kinh nghiệm trong sản xuất, tự tạo việc làm để vươn lên thoát nghèo.

Từ nguồn vốn vay Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Văn Yên, gia đình anh Khuyến đã tích cực phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.
Từ nguồn vốn vay Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Văn Yên, gia đình anh Khuyến đã tích cực phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Xác định công tác giảm nghèo là nhiệm vụ hàng đầu, từng bước cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, những năm qua cấp ủy, chính quyền, các tổ chức hội, đoàn thể huyện Văn Yên đã tập trung nguồn lực, giải pháp thiết thực, hiệu quả trong hỗ trợ người dân giảm nghèo bền vững.

Gia đình anh Phạm Văn Khuyến, ở thôn 5, xã Đại Phác là 1 trong 20 hộ của xã đã thoát nghèo nhờ sử dụng có hiệu quả nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện.

Anh Khuyến cho biết: “Trước đây, gia đình tôi là hộ nghèo. Năm 2013, được vay 30 triệu từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện để mua lợn giống. Sau khi làm ăn ổn định, có lãi, gia đình tôi đã thoát nghèo. Hiện nay, tôi đang nuôi 10 lợn thịt, 2 lợn nái và tập trung trồng sắn, ươm quế giống... nên kinh tế đã được cải thiện. Năm 2104, được sự giúp đỡ từ anh em và số tiền tiết kiệm, tôi xây được căn nhà mái bằng rộng 80m2, trị giá 150 triệu đồng”.

Cách làm kinh tế để thoát nghèo của anh Khuyến được lãnh đạo xã, các tổ chức hội, đoàn thể, các hộ nghèo, cận nghèo đánh giá cao rồi làm theo, góp phần giảm số hộ nghèo của xã từ 135 hộ xuống còn 95 hộ cùng 93 hộ cận nghèo trên tổng số 852 hộ toàn xã.

Yếu tố quan trọng giúp hộ nghèo vươn lên không chỉ là tạo điều kiện về vốn, đất sản xuất và các biện pháp hỗ trợ khác mà còn phải bồi đắp khát vọng thoát nghèo, vươn lên làm giàu trong mỗi người nghèo.

Do đó, cấp ủy, chính quyền, mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể của huyện tích cực tuyên truyền, vận động hộ nghèo xóa bỏ tập quán sản xuất lạc hậu, ra sức thi đua lao động, sử dụng đồng vốn hiệu quả. Nội lực tinh thần từ mỗi gia đình nghèo, bản thân mỗi người nghèo khi đã được khơi dậy, sẽ giúp họ tự nhận thấy cái nghèo khiến người ta phải chịu đựng bao vất vả nên cần chắt chiu những cơ hội, trân trọng sự giúp đỡ của Đảng, Nhà nước, cộng đồng để vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng.

Từ năm 2010 đến nay, Văn Yên đã vận dụng linh hoạt, sáng tạo chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước để có nhiều chương trình, dự án phục vụ mục tiêu giảm nghèo. Trong đó, huyện phân bổ nguồn vốn từ các chương trình 135, nguồn ngân sách tập trung, Trung ương hỗ trợ có mục tiêu... để hỗ trợ các hộ nghèo thông qua các chính sách, dự án thuộc chương trình giảm nghèo như chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo, cận nghèo.

Đã có 1.392 hộ được hỗ trợ vay vốn để đầu tư sản xuất, tăng thu nhập và 1.015 hộ nghèo được tập huấn về kiến thức phát triển kinh tế, nâng cao hiệu quả cây trồng, vật nuôi; trên 920 lao động thuộc hộ nghèo và dân tộc thiểu số được đào tạo học nghề; sau học nghề có 70% lao động tự tạo được việc làm và được giới thiệu tìm việc làm có thu nhập ổn định; hỗ trợ bảo hiểm y tế cho 62.833 lượt người, miễn giảm học phí cho 9.672 học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo.

Ban chỉ đạo giảm nghèo các cấp thường xuyên được kiện toàn, bổ sung để huy động sức mạnh tổng hợp tham gia nhiệm vụ giảm nghèo. Theo số liệu năm 2014, toàn huyện có 8.309 hộ nghèo chiếm 27,18% và 2.422 hộ cận nghèo, chiếm 7,92% số hộ.

Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo, bà Nguyễn Thị Hà - Trưởng phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Văn Yên cho biết: “Thời gian tới, Ban Chỉ đạo giảm nghèo của huyện tiếp tục tập trung tuyên truyền bằng nhiều hình thức, nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong giảm nghèo; tham mưu với các cấp chính quyền, tích cực phối hợp với các ngành để nhân dân được tiếp cận với các chính sách giảm nghèo, các nguồn vốn vay ưu đãi; nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề, xuất khẩu lao động, tạo việc làm mới cho lao động”.

Thu Hiền

Các tin khác
Người dân Trạm Tấu nhận cây giống Sơn tra về trồng. Ảnh MQ

YBĐT - Trước năm 2010 toàn huyện Trạm Tấu chỉ có 350 ha sơn tra, đến nay diện tích đã tăng lên 1.316 ha, tăng 376%.

YBĐT - Nhờ khuyến khích, tạo điều kiện các cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) có ưu thế, có giá trị kinh tế và cho thu nhập cao nên hiện nay thị xã Nghĩa Lộ đã có 505 cơ sở sản xuất CN-TTCN. Giá trị sản xuất 9 tháng qua đạt 37,6 tỷ đồng (giá cố định 1994), bằng 61,6% kế hoạch, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước.

Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Tạ Văn Long phát biểu chỉ đạo phiên họp.

YBĐT - Trong 9 tháng đầu năm, tổng nguồn vốn cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội Yên Bái đạt 1.928 tỷ đồng, tăng 206 tỷ đồng so với đầu năm.

Lãnh đạo xã Dế Xu Phình trao đổi với nhân dân về hướng phát triển kinh tế hiệu quả để thoát nghèo.

YBĐT- Để từng bước nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân, những năm qua Đảng bộ, chính quyền xã Dế Xu Phình huyện Mù Cang Chải đã xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, phát huy tốt tiềm năng thế mạnh các công trình được đầu tư, đẩy mạnh chuyển giao khoa học kỹ thuật, tăng cường thâm canh tăng vụ… giúp nhân dân từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục