Kiểm dịch thực vật nội địa

  • Cập nhật: Thứ ba, 3/11/2015 | 8:26:23 AM

Từ ngày 30/11/2015, việc kiểm dịch thực vật nội địa được thực hiện theo quy định tại Thông tư 35/2015/TT-BNNPTNT do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mới ban hành.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Về quản lý giống cây trồng mới nhập khẩu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định, sẽ thực hiện kiểm tra Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa đối với lô giống cây trồng mới nhập khẩu theo thông báo của cơ quan kiểm dịch thực vật tại cửa khẩu.

Đồng thời tiến hành điều tra và giám sát sinh vật gây hại trên giống cây trồng mới tại địa điểm gieo trồng theo thông báo của cơ quan kiểm dịch thực vật cửa khẩu hoặc khai báo của chủ vật thể tại địa phương. Khi phát hiện thấy đối tượng kiểm dịch thực vật hoặc đối tượng phải kiểm soát của Việt Nam hoặc sinh vật gây hại lạ, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật ở địa phương phải áp dụng các biện pháp xử lý triệt để và báo cáo ngay về Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng.

Thời gian theo dõi đối với giống cây trồng mới ngắn ngày nhập khẩu là một vụ sản xuất, đối với cây lâu năm là một năm.

Đối với quản lý sinh vật có ích nhập nội, sẽ kiểm tra Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu quá cảnh và vận chuyển nội địa do cơ quan kiểm dịch thực vật có thẩm quyền cấp. Theo dõi và giám sát địa điểm, phạm vi sử dụng sinh vật có ích nhập nội tại địa phương.

Về quản lý ổ dịch và vùng dịch, Thông tư nêu rõ, khi xuất hiện các ổ dịch đối tượng kiểm dịch thực vật tại địa phương thì Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật phải áp dụng các biện pháp xử lý triệt để nhằm hạn chế khả năng lây lan của đối tượng kiểm dịch thực vật, nhanh chóng báo cáo Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng, đồng thời hướng dẫn, giám sát chủ vật thể thực hiện các biện pháp xử lý theo quy định. Định kỳ kiểm tra theo dõi các ổ dịch đã được xử lý.

Đối với vùng dịch, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh phải nhanh chóng xác định ranh giới vùng dịch, báo cáo cơ quan có thẩm quyền công bố dịch; thiết lập các chốt kiểm dịch, quy định địa điểm kiểm dịch thực vật, thực hiện các thủ tục kiểm dịch thực vật được vận chuyển ra từ vùng dịch và thông báo cho Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật ở các tỉnh lân cận biết.

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 30/11/2015.

(Theo Chinhphu.vn)

Các tin khác
Ảnh hưởng của khô hạn và mặn xâm nhập khiến nhiều hécta lúa ở Trà Vinh bị chết.

Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định hỗ trợ 284,5 tỷ đồng cho 19 địa phương từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2015 để khắc phục hậu quả hạn hán và xâm nhập mặn vụ Đông Xuân năm 2014 - 2015 và vụ Hè Thu năm 2015.

YBĐT - Đề tài nghiên cứu sử dụng phân viên nén cho cây ngô, sắn trên đất dốc tại huyện Văn Yên đã thực sự đạt hiệu quả ở một số mô hình tại huyện Văn Yên. Việc mở rộng đề tài áp dụng ra nhiều địa phương khác sẽ thực sự là lời giải hiệu quả cho Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Yên Bái giai đoạn 2015 – 2020, đặc biệt là đối với 6.000 ha ngô và 10.000 ha cây sắn cao sản trên địa bàn.

Rừng của xã Pá Hu được quản lý bảo vệ tốt.

YBĐT - Thực hiện sự chỉ đạo của Ban chỉ huy PCCCR huyện Trạm Tấu, ngay từ đầu vụ khô hanh năm 2015 - 2016, UBND xã Pá Hu đã tiến hành tổng kết công tác PCCCR nhằm đánh giá kết quả đạt được cũng như nhìn nhận những mặt còn tồn tại, đồng thời kiện toàn Ban chỉ huy PCCCR xã gồm 27 đồng chí, đồng chí Chủ tịch UBND xã làm Trưởng ban.

YBĐT - Trong chuyến công tác vừa qua chúng tôi có dịp đến với bản Bu Cao của xã Suối Bu (huyện Văn Chấn). Đây là bản vùng ba đặc biệt khó khăn, có 114 hộ với 554 khẩu, hầu hết là dân tộc Mông gồm ba họ: Mùa, Vàng, Sùng. Hưởng ứng cuộc vận động định canh định cư của Nhà nước, năm 2009 có 85 hộ đầu tiên rời bản trên núi cao xuống nơi ở mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục