Yên Bái phòng dịch tận gốc

  • Cập nhật: Thứ tư, 27/1/2016 | 10:07:39 AM

YBĐT - Thời tiết lạnh của mùa đông - xuân cộng với tình hình vận chuyển trái phép gia súc, gia cầm phức tạp trước và sau tết chính là điều kiện thuận lợi để dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm bùng phát.

Do đó, các ngành chức năng và người chăn nuôi cần chủ động phòng chống đói rét, dịch bệnh cho vật nuôi; đồng thời, tăng cường công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y.

Theo các chủ trang trại, thời gian qua, chăn nuôi có lãi - ngoài yếu tố thị trường ổn định còn do dịch bệnh trên địa bàn kiểm soát tốt. Với phương châm “Tăng cường giám sát, chủ động phòng ngừa, phát hiện dập tắt kịp thời”, Chi cục Thú y tỉnh đã triển khai kế hoạch, thường xuyên tiêm phòng đến các địa phương trong tỉnh.

Năm 2015, Chi cục đã tổ chức tiêm phòng 543.113 liều vắc-xin phòng chống tụ huyết trùng, dịch tả lợn, lở mồm long móng trên đàn gia súc, gia cầm. Công tác kiểm soát giết mổ và kiểm dịch động vật tiến hành thường xuyên, đặc biệt là động vật và sản phẩm động vật nhập vào địa bàn tỉnh.

Trong năm, Chi cục đã kiểm dịch vận chuyển 118.055 con gia súc, gia cầm và 4.175 kg gà đông lạnh nhập vào địa bàn tỉnh và 1.243 chuyến chở gia súc, gia cầm ra ngoài tỉnh; kiểm soát giết mổ 291.701 con gia súc, gia cầm. Bên cạnh đó, cán bộ thú y đã đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, nâng cao ý thức và nhận thức của nhân dân phòng trừ dịch bệnh trong chăn nuôi.

Nhờ tuyên truyền tốt tác hại của dịch bệnh, đến nay, nhiều chủ hộ chăn nuôi gia cầm tập trung có quy mô lớn đã có ý thức chủ động trong công tác phòng chống dịch trong đàn vật nuôi của gia đình bằng cách thường xuyên tiêu độc khử trùng ở khu vực chăn nuôi.

Gia đình chị Nguyễn Thị Ngọc ở thành phố Yên Bái thường xuyên nuôi 60 con lợn thịt và 5 lợn nái. Chị cho biết: “Để chăn nuôi an toàn, ngoài giống tốt, gia đình luôn tiêm phòng đầy đủ, vệ sinh chuồng trại, phun thuốc tiêu độc khử trùng hai lần/tuần, hàng ngày rắc vôi bột trong chuồng. Nhờ đó, nhiều năm nay, gia đình chưa để xảy ra dịch bệnh trên đàn vật nuôi”.

Do triển khai đồng bộ các giải pháp nên dịch bệnh đã kiểm soát tốt, tạo điều kiện cho người chăn nuôi tích cực đầu tư vốn, nhanh chóng tái đàn, mở rộng quy mô nuôi phục vụ nhu cầu tiêu thụ tết. Tuy nhiên, theo cảnh báo của cơ quan thú y, thời tiết thay đổi, nhiệt độ môi trường thấp tạo điều kiện cho nhiều loại mầm bệnh tồn tại và phát triển.

Bên cạnh đó, các hoạt động chăn nuôi, buôn bán, vận chuyển gia súc, gia cầm và sản phẩm động vật tăng trong những tháng cuối năm dễ lây lan dịch bệnh nên công tác phòng chống dịch bệnh càng cấp thiết và đòi hỏi phải có sự kiểm tra chặt chẽ từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ.

Thời gian qua, Chi cục đã chỉ đạo các trạm thú y phối hợp với các ngành chức năng và chính quyền các địa phương tăng cường công tác kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển, giết mổ, mua bán gia súc, gia cầm tại các chợ đầu mối, các điểm giết mổ gia súc, gia cầm lớn; tổ chức phun khử trùng tiêu độc tại các điểm chợ, cơ sở giết mổ; tăng cường kiểm tra các hộ kinh doanh gia cầm nhập đàn.

Ngoài ra, đơn vị phối hợp với các đoàn kiểm tra liên ngành ở các địa phương tăng cường kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm trong dịp tết; vệ sinh thú y tại các chợ, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, lò giết mổ gia súc, gia cầm.

Để thúc đẩy chăn nuôi phát triển ổn định, các huyện, thị không chủ quan lơ là trong công tác phòng chống dịch, đặc biệt là các dịch bệnh như cúm gia cầm, lở mồm long móng ở gia súc và dịch tai xanh trên đàn lợn. Thời điểm trước và sau tết Nguyên đán, các ngành chức năng cần thường xuyên tổ chức tiêu độc, phun thuốc khử trùng chuồng trại chăn nuôi cũng như nơi tập trung buôn bán gia súc, gia cầm để tiêu diệt mầm bệnh còn tồn tại trong môi trường.

Đồng thời, bổ sung các dụng cụ trang thiết bị phục vụ công tác phòng chống dịch, hóa chất khử trùng để chủ động ứng phó khi có dịch; tập trung kiểm tra, giám sát, phát hiện kịp thời và xử lý triệt để ổ dịch ngay khi xảy ra.

Cùng với đó, cũng cần khuyến khích các tổ chức đoàn thể của địa phương cùng tham gia công tác giám sát dịch, báo cáo dịch kịp thời, không giấu dịch; tăng cường kiểm dịch vận chuyển, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động buôn bán, vận chuyển gia súc, gia cầm; đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, nâng cao kiến thức phòng chống dịch bệnh cho người chăn nuôi, buôn bán, giết mổ, tiêu thụ. Chỉ khi thực hiện tốt những điều kiện trên mới có thể hạn chế dịch bệnh lây lan trên đàn gia súc, gia cầm và giảm thiểu rủi ro cho người chăn nuôi trên địa bàn.

Văn Thông

Các tin khác
Cán bộ kiểm lâm huyện Lục Yên tuyên truyền về công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng.

YBĐT - Năm 2015, Hạt Kiểm lâm huyện Lục Yên đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân tham gia bảo vệ rừng (BVR), đồng thời tổ, chức tuần tra, truy quét và xử lý các đối tượng có hành vi vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng.

Các ngân hàng sẽ phối hợp với chính quyền địa phương xác định thiệt hại để có chính sách khoanh nợ, cơ cấu lại nợ, giãn nợ, miễn giảm lãi, xóa nợ phù hợp với quy định của pháp luật và thẩm quyền để giúp bà con trong lúc khó khăn do rủi ro thiên tai.

YBĐT - Trước nguy cơ đợt rét đậm, rét hại ảnh hưởng lớn đến đời sống, sản xuất của nhân dân, huyện Văn Chấn chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương cử cán bộ xuống cơ sở hướng dẫn bà con cách che chắn chuồng trại, bổ sung thức ăn tinh, uống thêm nước muối, sưởi ấm cho gia súc; chăm sóc cây màu; bảo vệ sức khỏe nhân dân...

Dùng chăn cũ, bao tải để

YBĐT - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Yên Bái, tính đến 17h30 ngày 26/1, trên địa bàn toàn tỉnh đã có 434 con trâu, bò, ngựa, dê chết do giá rét.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục