Tháng 6 sẽ có Quy chuẩn về sữa tươi nguyên liệu
- Cập nhật: Thứ tư, 24/2/2016 | 2:10:27 PM
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia sẽ tránh được tình trạng nhập sữa pha chế ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi và sản xuất sữa trong nước.
Quy chuẩn sữa tươi nguyên liệu sẽ xác định rõ nguồn gốc đảm bảo việc sản xuất của người chăn nuôi, doanh nghiệp và quyền lợi người tiêu dùng.
(Ảnh minh họa: KT)
|
“Cục Chăn nuôi khẩn trương xây dựng văn bản để ban hành Quy chuẩn về sữa tươi nguyên liệu trong tháng 6 năm nay” là yêu cầu của Bộ trưởng Bộ Nông nghiêp-Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Cao Đức Phát tại buổi làm việc với Tập đoàn sữa TH True Milk nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Tại buổi làm việc, lãnh đạo Bộ NN&PTNT cùng đại diện các Bộ ngành liên quan đã cùng giải đáp và đưa ra giải pháp tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn của doanh nghiệp trong quá trình đưa sản phẩm ra thị trường và đề xuất giải pháp thúc đẩy chương trình triển khai sữa học đường.
Bà Thái Hương, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn TH True Milk cho rằng, cần minh bạch hóa khái niệm sữa tươi tiệt trùng và sữa tươi hoàn nguyên trong chương trình sữa học đường. Điều này góp phần làm lợi cho người tiêu dùng và cải thiện thể trạng người Việt Nam trong giai đoạn tới. Đồng thời tạo điều kiện để doanh nghiệp cạnh tranh khi tham gia đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nói chung và ngành sữa nói riêng.
Những vướng mắc về cơ chế vận hành và nguồn kinh phí thực hiện chương trình Sữa học đường cũng được đại diện các Bộ, ngành làm rõ tại buổi làm việc như: Tình trạng chưa rõ ràng về tên gọi sản phẩm sữa và nhãn mác bởi đa số người tiêu dùng đang bị nhầm lẫn giữa khái niệm “sữa tiệt trùng” được làm từ sữa tươi sản xuất trong nước và sữa nước được hoàn nguyên từ sữa bột nhập khẩu; quy định về tiêu chuẩn sữa học đường, sự cần thiết đưa sữa tươi đúng nghĩa vào trường học…
Ông Nguyễn Quang Thảo, Trưởng phòng Vệ sinh an toàn thực phẩm, Bộ Công Thương kiến nghị: Quy chuẩn Việt Nam giành cho sản phẩm về sữa trong đó có cả công bố hợp quy, quy chuẩn hợp quy và công bố nhãn đã được Bộ Y tế phê duyệt, công bố là sữa tiệt trùng nhưng lại là sữa hoàn nguyên gây rất nhiều khó khăn trong việc kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm trong sản phẩm khi quảng cáo của doanh nghiệp. Đề nghị Bộ Y tế khẩn trương làm rõ minh bạch sản phẩm để tạo điều kiện cho người tiêu dùng lựa chọn đúng sản phẩm.
Bộ trưởng Cao Đức Phát nêu rõ: Chương trình sữa học đường có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao thể trạng và trí tuệ của người dân. Trước mắt cần thực hiện thí điểm, sau đó tổng kết rút ra kinh nghiệm để nhân rộng mô hình trên phạm vi toàn quốc. Để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp kinh doanh sữa và thúc đẩy quá trình triển khai chương trình, trong tháng 6 tới, Bộ NN&PTNT sẽ ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sữa tươi nguyên liệu.
“Yêu cầu Cục Chăn nuôi trong tháng 6 có văn bản về Quy chuẩn sữa tươi nguyên liệu để phê duyệt ban hành. Nếu chúng ta không làm rõ, tách bạch đâu là sữa nguyên chất, sữa pha chế lẫn lộn như hiện nay trong bối cảnh giá sữa thế giới đang giảm thì rõ ràng sẽ xảy ra tình trạng nhập sữa nguyên liệu về pha, điều này sẽ tác động không nhỏ đến ngành chăn nuôi và sản xuất sữa trong nước. Bộ NN&PTNT sẽ phối hợp với Bộ Y tế cùng các Bộ liên quan tổng kết và đưa ra cơ chế cụ thể để thúc đẩy chương trình sữa học đường. Trước mắt thúc đẩy chương trình thí điểm tại Nghệ An và các địa phương đang triển khai từ đó hướng đến mở rộng chương trình trên phạm vi toàn quốc”, Bộ trưởng Cao Đức Phát chỉ đạo.
(Theo VOV)
Các tin khác
Ngày 23/2, tại cuộc họp báo về công tác xuất cấp nguồn hàng dự trữ quốc gia cho nhân dân trong dịp Tết và giáp hạt 2016; hỗ trợ học sinh, học kỳ 2 năm học 2015-2016, ông Lê Văn Thời, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước cho biết, trong dịp Tết Nguyên đán Bính Thân đã có hơn 1 triệu lượt người nghèo được hỗ trợ gạo.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dự và trao danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao cho các doanh nghiệp tiêu biểu.
YBĐT - Sau tết Nguyên đán, thời tiết hanh khô kéo dài cộng với việc người dân vẫn còn thói quen đốt rừng làm nương rẫy ở nhiều địa phương nên nguy cơ xảy ra cháy rừng rất cao. Chính quyền, các ngành chức năng, chủ rừng đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống để hạn chế thấp nhất nguy cơ cháy rừng có thể xảy ra.
YBĐT - Vụ đông xuân 2015 - 2016, thị xã Nghĩa Lộ gieo cấy trên 750 ha, trong đó diện tích sản xuất lúa hàng hóa đạt từ 500 ha trở lên. Tính đến thời điểm này, nông dân thị xã Nghĩa Lộ đã cơ bản gieo cấy xong 100% diện tích.