Hơn 30 tỉnh, thành phố tham gia Dự án tăng cường dữ liệu đất đai
- Cập nhật: Thứ ba, 7/6/2016 | 3:20:30 PM
Thông tin từ Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, Bộ trưởng Trần Hồng Hà vừa phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi của Dự án “Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai” sẽ được triển khai thực hiện từ năm 2017 đến năm 2020.
Ảnh minh họa.
|
Dự án “Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai” được triển khai tại Bộ Tài nguyên - Môi trường và trên địa bàn 33 tỉnh, thành phố tham gia xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai; trong đó khu vực miền Bắc có 14 tỉnh, khu vực miền Trung và Tây Nguyên 10 tỉnh, khu vực miền Nam 9 tỉnh.
Theo đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường, Dự án “Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai” được xây dựng sẽ góp phần phát triển, vận hành một hệ thống thông tin đất đai quốc gia đa mục tiêu, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của Chính phủ, doanh nghiệp và người dân.
Bên cạnh đó, Dự án cũng sẽ góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả và tính minh bạch của công tác quản lý đất đai tại các địa bàn thực hiện dự án thông qua việc hoàn thiện cơ sở dữ liệu đất đai.
Theo kế hoạch, chủ dự án là Tổng cục Quản lý đất đai (Bộ Tài nguyên - Môi trường) và sở tài nguyên - môi trường 33 tỉnh, thành phố tham gia xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai tại các khu vực trên cả nước.
Ngoài ra, các hoạt động đào tạo, chuyển giao công nghệ, xây dựng mô hình hệ thống thông tin đất đai quốc gia đa mục tiêu cũng sẽ được áp dụng trên phạm vi 63 tỉnh, thành phố.
Danh sách 33 tỉnh, thành phố tham gia xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai bao gồm 14 tỉnh thuộc khu vực miền Bắc: Thái Nguyên, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Cao Bằng, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nam, Lào Cai, Sơn La, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái, Hải Phòng. Khu vực miền Trung, Tây Nguyên gồm 10 tỉnh: Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Nghệ An, Phú Yên, Lâm Đồng, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Đắk Lắk. Khu vực miền Nam gồm 9 tỉnh: Vĩnh Long, An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Long An, Tây Ninh, Trà Vinh, Tiền Giang và Bến Tre. |
(Theo TTXVN)
Các tin khác
YBĐT - Chỉ còn ít thời gian nữa là diện tích lúa đông xuân 2015 - 2016 trên địa bàn huyện Mù Cang Chải sẽ được thu hoạch. Có được kết quả này phải nói đến sự chủ động của huyện trong chỉ đạo sản xuất cũng như nỗ lực khắc phục những khó khăn, ảnh hưởng bởi yếu tố khách quan trong quá trình sản xuất.
Từ 2011- 2016, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã huy động được 186.660 tỉ đồng để đầu tư 62 dự án theo hình thức BOT và BT.
YBĐT - Thành lập Ban Chỉ đạo thu, chi ngân sách Nhà nước cấp tỉnh cùng 3 tổ giúp việc có thể coi là một động thái quyết liệt nhằm tạo ra những chuyển biến toàn diện, căn bản trong công tác thu, chi ngân sách Nhà nước của tỉnh Yên Bái.
YBĐT - Với điều kiện đất đai khá thuận lợi để phát triển kinh tế rừng, với các loại cây như: quế, bồ đề, keo lai, tre măng Bát độ…, rừng của huyện Trấn Yên đang góp phần quan trọng vào việc bảo vệ môi trường sinh thái, chống xói mòn đất, tạo nguồn nước ổn định cho sản xuất nông nghiệp. Kinh tế rừng còn góp phần tạo việc làm, thu nhập cho hàng ngàn lao động mỗi năm.