Hiệu quả từ chính sách hỗ trợ sản xuất

  • Cập nhật: Thứ hai, 13/6/2016 | 9:33:56 AM

YBĐT - Dẫu vẫn còn nhiều khó khăn nhưng hàng năm, Yên Bái luôn dành một nguồn vốn khá lớn hỗ trợ sản xuất nông nghiệp từ vùng thấp đến vùng cao, từ vùng đồng bào các dân tộc cho tới những vùng sản xuất hàng hóa. Những cơ chế, chính sách hỗ trợ đó đã làm nên một diện mạo mới trong phát triển sản xuất nông nghiệp, xóa đói giảm nghèo và làm giàu trong nông nghiệp, nông thôn.

Nông dân huyện Lục Yên thu hoạch lúa xuân, năng suất ước đạt 60 tạ/ha.
Nông dân huyện Lục Yên thu hoạch lúa xuân, năng suất ước đạt 60 tạ/ha.

Là một tỉnh miền núi, nhiều dân tộc anh em sinh sống, trình độ dân trí không đồng đều, ruộng nương nhỏ lẻ và cũng chẳng màu mỡ cho lắm, đó cũng là nguyên nhân dẫn tới năng suất, chất lượng sản phẩm luôn đạt thấp. Cách đây chục năm về trước, người nông dân Yên Bái chỉ ước sản xuất đủ ăn, chứ đâu dám nghĩ tới sản xuất hàng hóa và làm giàu từ sản xuất nông nghiệp.

Nhưng hôm nay, sản xuất nông nghiệp đã có bước phát triển toàn diện, tốc độ tăng trưởng toàn ngành giai đoạn 2010 - 2015 đã đạt trên 5,4%; cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp và thủy sản chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm từ 79,6% xuống còn 77,8%; ngành lâm nghiệp tăng từ 17,4% lên 18,2%; ngành thủy sản tăng từ 3% lên 4%.

Diện tích gieo trồng ngày càng mở rộng, hệ số sử dụng đất canh tác năm 2015 tăng trên 2 lần, giá trị sản xuất ngành trồng trọt bình quân trên 1 ha đất sản xuất nông nghiệp đạt trên 50 triệu đồng. Sản xuất nông nghiệp hôm nay không chỉ đơn thuần là năng suất và sản lượng mà lấy giá trị kinh tế làm thước đo, sản xuất theo hướng hàng hóa và thị trường, gắn nông nghiệp với chế biến.

Yên Bái không chỉ bảo đảm an ninh lương thực mà mỗi năm đã có hàng ngàn tấn lúa gạo hàng hóa, các sản phẩm trong nông nghiệp tiêu thụ trong và ngoài nước. Nhiều sản phẩm nông sản của Yên Bái đã xuất khẩu và trở thành ngành kinh tế chủ lực như: quế, chè, tinh bột sắn, măng tre Bát độ...

Đến nay đã hình thành rõ nét vùng sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao với diện tích trên 2.500 ha, vùng ngô hàng hóa 15.000 ha, vùng chè kinh doanh 11.000 ha, vùng sắn cao sản 17.000 ha, măng tre Bát độ trên 3.500 ha, quế trên 33.000 ha, vùng cây nguyên liệu giấy trên 60.000 ha. Chăn nuôi là một ngành mũi nhọn, đàn gia súc chính hàng năm tăng bình quân 1,5%, mỗi năm tăng gần 2.000 tấn thịt hơi xuất chuồng các loại... Đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng nâng lên, tỷ lệ hộ đói nghèo ngày một giảm. Hai huyện vùng cao Trạm Tấu và Mù Cang Chải đã có bước phát triển vượt bậc, cơ bản xóa ruộng một vụ và hình thành vùng sản xuất ngô hàng hóa với khối lượng lớn...

Đạt được những kết quả đó có sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự nỗ lực của nhân dân các dân tộc trong tỉnh và có sự đóng góp không nhỏ từ các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản những năm qua đặc biệt trong giai đoạn 2010 - 2015 như: chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội đối với các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn; chính sách khuyến khích phát triển vùng sản xuất hàng hóa; hỗ trợ giá giống lúa lai, giống lúa thuần chất lượng cao, giống ngô lai và các giống tiến bộ kỹ thuật khác; hỗ trợ phân bón vô cơ trên diện tích chuyển từ lúa 1 vụ sang 2 vụ; hỗ trợ mua phân bón vô cơ cho các hộ chuyển đổi diện tích trồng lúa nương sang trồng ngô; hỗ trợ các hộ nhận giao khoán bảo vệ rừng phòng hộ và rừng đặc dụng...

Trong chăn nuôi, thủy sản hỗ trợ 100% tiền thuốc và một phần nhân công cho công tác tiêm phòng gia súc; xây dựng chuồng trại, mua con giống, mua thuốc phòng, chữa bệnh cho các hộ đầu tư chăn nuôi... và hàng loạt cơ chế hỗ trợ trong sản xuất khác với tổng kinh phí hàng năm trên 40 tỷ đồng.

Những cơ chế, chính sách đúng đắn cùng với sự nỗ lực của toàn thể bà con nông dân đã góp phần đạt những bước tiến quan trọng trong sự nghiệp đổi mới nông nghiệp, nông thôn. Năm 2016 này, Yên Bái đã và đang triển khai khá hiệu quả nhiều chính sách hỗ trợ sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp như: Đề án phát triển chăn nuôi bò, lợn, gà; chính sách chăn nuôi thủy sản, chính sách hỗ trợ phát triển vùng cây ăn quả có múi (bưởi Diễn, cam sành, cam V2); phát triển vùng măng tre Bát độ, trồng quế, trồng sơn tra...

Với những kết quả đã đạt được, cùng với Yên Bái đang thực hiện "tái cơ cấu" ngành nông nghiệp là hành trang, tiền đề quan trọng cho nông nghiệp Yên Bái phát triển và xây dựng nông thôn mới toàn diện.

Thanh Phúc

Các tin khác
Trồng dưa lê giúp hội viên Hội Phụ nữ thị trấn Yên Thế nâng cao thu nhập.

YBĐT - Vài năm trở lại đây, nhiều hội viên Hội Phụ nữ thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ lúa nước, cây màu kém hiệu quả sang trồng dưa lê đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao thu nhập, từng bước xóa đói giảm nghèo bền vững ở địa phương.

YBĐT - Huyện Lục Yên đang xây dựng các dự thảo về quy chế cấp, gia hạn và thu hồi giấy phép sử dụng nhãn hiệu tập thể “Cam Lục Yên”; dự thảo quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu.

YBĐT - Đến 31/5/2016, tổng thu ngân sách trên địa bàn huyện Mù Cang Chải đạt 29,3 tỷ đồng, bằng 43% dự toán tỉnh giao.

Nhận lời mời của Chính phủ Trung Quốc và chính quyền tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), từ ngày 11 đến 13-6, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã thăm Vân Nam và dự lễ khai mạc Hội chợ Trung Quốc - Nam Á lần thứ 4 và Hội chợ Xuất nhập khẩu Côn Minh lần thứ 24.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục