Điều chỉnh trợ cấp cho người bị nhiễm chất độc hóa học

  • Cập nhật: Thứ ba, 12/7/2016 | 8:13:51 AM

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 22/2016/TT-BLĐTBXH hướng dẫn điều chỉnh trợ cấp ưu đãi đối với nhóm đối tượng người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học được công nhận và đang hưởng trợ cấp trước ngày 1/9/2012.

Theo đó, thời điểm điều chỉnh từ ngày 1/1/2013 điều chỉnh mức hưởng từ mức trợ cấp của người suy giảm khả năng lao động từ 21% đến 40% (bằng 0,76 lần mức chuẩn) sang hưởng mức trợ cấp của người suy giảm khả năng lao động từ 41% đến 60% (bằng 1,27 lần mức chuẩn).

Giải quyết truy lĩnh, truy nộp phần chênh lệch trợ cấp

Việc giải quyết truy lĩnh, truy nộp phần chênh lệch trợ cấp được căn cứ vào mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng trong từng thời kỳ do Chính phủ quy định. Cụ thể, từ ngày 1/1/2013 đến ngày 30/6/2013 thực hiện theo quy định tại Nghị định số 47/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng. Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học tiếp tục hưởng trợ cấp mức 1.840.000 đồng/tháng (theo mức suy giảm khả năng lao động dưới 81%); trong thời gian này không có chênh lệch mức trợ cấp.

Từ ngày 1/7/2013 đến ngày 31/12/2014 thực hiện theo quy định tại Nghị định số 101/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng. Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học được hưởng mức trợ cấp mức 1.549.000 đồng/tháng.

Trường hợp đối tượng đã hưởng mức trợ cấp 927.000 đồng/tháng (theo mức của người có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 21%-40%), thì được truy lĩnh phần chênh lệch trợ cấp là 622.000 đồng/tháng. Số tiền được truy lĩnh tương ứng với số tháng thực tế mà đối tượng đã hưởng mức trợ cấp 927.000 đồng/tháng.

Trường hợp đối tượng đã hưởng mức trợ cấp 1.840.000 đồng/tháng theo quy định tại Nghị định số 47/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng, thì phải truy nộp ngân sách nhà nước phần chênh lệch trợ cấp là 291.000 đồng/tháng. Số tiền truy nộp tương ứng với số tháng thực tế mà đối tượng đã hưởng mức trợ cấp 1.840.000 đồng/tháng.

Từ ngày 1/1/2015 trở đi thực hiện theo quy định tại Nghị định số 20/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng. Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học được hưởng mức trợ cấp 1.673.000 đồng/tháng.

Trường hợp đối tượng đã hưởng mức trợ cấp 1.001.000 đồng/tháng (theo mức của người có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 21%-40%), thì được truy lĩnh phần chênh lệch trợ cấp là 672.000 đồng/tháng. Số tiền được truy lĩnh tương ứng với số tháng thực tế mà đối tượng đã hưởng mức trợ cấp 1.001.000 đồng/tháng.

Thông tư nêu rõ, trường hợp người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học từ trần trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành: a- Nếu đối tượng được truy lĩnh phần chênh lệch trợ cấp, thì đại diện thân nhân theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP được hưởng truy lĩnh phần chênh lệch trợ cấp theo quy định; b- Trường hợp đối tượng đã hưởng mức trợ cấp cao hơn mức trợ cấp được điều chỉnh theo quy định thì đại diện thân nhân không phải hoàn trả phần chênh lệch trợ cấp.

Sau khi bù trừ số tiền được truy lĩnh và số tiền phải truy nộp ngân sách nhà nước (nếu có), cơ quan Lao động - Thương và Xã hội thực hiện thanh toán phần chênh lệch trợ cấp…

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/8/2016.

(Theo Chinhphu.vn)

Các tin khác
Hình ảnh lễ ký kết.

Ngày 11/7, Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã ký hiệp định các khoản vay trị giá 560 triệu USD hỗ trợ hai dự án phát triển đô thị, nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo đảm sinh kế bền vững tại Đồng bằng sông Cửu Long.

Cần đẩy mạnh các vùng sản xuất ngô, lúa gạo hàng hóa gắn thu hút đầu tư nâng cao hiệu quả sản xuất.

YBĐT - Nhằm xây dựng một nền sản xuất nông nghiệp phát triển toàn diện, bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới (XDNTM), Yên Bái đã và đang triển khai đồng bộ các giải pháp tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Trong bối cảnh giá vàng giao ngay tại châu Á đi lên, giá vàng SJC cũng bật tăng mạnh mỗi chiều 250.000 đồng/lượng, lên sát mốc 38 triệu đồng/lượng.

Sau khi bật tăng mạnh lên sát mốc 38 triệu đồng/lượng, giá vàng SJC đã được các doanh nghiệp điều chỉnh giảm tới 300.000 đồng/lượng. Cùng thời điểm này, giá vàng giao ngay tại châu Á cũng quay đầu giảm với biên độ hơn 3 USD/ounce.

Sản xuất gạch tại Công ty TNHH Tuổi Trẻ, thành phố Yên Bái.

YBĐT - 6 tháng đầu năm, giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh ước đạt trên 3.707 tỷ đồng, bằng 45,2% kế hoạch, tăng 6,75% so với cùng kỳ năm 2015.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục