Chuyển động nội lực ở Púng Luông

  • Cập nhật: Thứ năm, 13/10/2016 | 12:01:24 PM

YBĐT - Là xã vùng cao chủ yếu đồng bào Mông sinh sống, phong tục tập quán còn nhiều lạc hậu, do đó, để thay đổi tập quán trồng trọt, chăn nuôi của người dân, Đảng ủy, chính quyền xã Púng Luông, huyện Mù Cang Chải cùng các tổ chức đoàn thể luôn đẩy mạnh công tác tuyên truyền và chuyển giao khoa học, kỹ thuật (KHKT) đến tận người dân.

Lãnh đạo xã Púng Luông trao đổi với nhân dân về kế hoạch làm đường giao thông nông thôn.
Lãnh đạo xã Púng Luông trao đổi với nhân dân về kế hoạch làm đường giao thông nông thôn.

Đặc biệt là, xã luôn coi trọng việc đưa các giống lúa lai, lúa thuần năng suất, chất lượng cao vào gieo cấy, kết hợp với khai hoang ruộng nước, gieo cấy lúa xuân, chuyển đổi đất lúa nương kém hiệu quả sang trồng ngô lai... Vụ mùa năm 2005, được đánh giá là năm xã có nhiều chuyển biến lớn về cơ cấu giống, với diện tích lúa lai đưa vào gieo cấy gần 100 ha, năng suất đạt 41 tạ/ha, tăng 15 tạ so với giống lúa địa phương cấy trên cùng diện tích. Cán bộ, đảng viên, các trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng đã gương mẫu thực hiện để nhân dân học tập làm theo.

Đến nay, 230 ha lúa mùa của xã đều đã được gieo cấy bằng giống lúa lai, lúa thuần, năng suất bình quân 44,4 tạ/ha/vụ. Dấu ấn quan trọng nữa là vụ xuân năm 2008, Púng Luông đã đưa vào thử nghiệm 5 ha lúa nước bằng các giống lúa có khả năng chống chịu rét, thời gian sinh trưởng ngắn và năng suất đã đạt 52 tạ/ha. Từ thành công này, đến nay, diện tích lúa xuân tăng lên 60 ha, năng suất đạt 57 tạ/ha/vụ.

Ngoài cây lúa, hàng năm, nhân dân còn trồng gần 200 ha ngô và 15 ha rau, đậu đỗ các loại. Hiện nay, tổng sản lượng lương thực có hạt của Púng Luông đạt 1.720 tấn/năm; lương thực bình quân đạt 444 kg/người/năm và cây ngô đồi đã góp phần đắc lực cho xóa đói, giảm nghèo.

Chăn nuôi gia súc, gia cầm cũng có bước phát triển khá. Người dân đã chú trọng làm cây rơm dự trữ thức ăn cho gia súc vào mùa đông, chủ động tiêm phòng dịch bệnh nên đàn gia súc, gia cầm có bước tăng trưởng khá. Đàn trâu hiện có 711 con, bò 370 con, lợn gần 3 nghìn con và gia cầm các loại gần 9.000 con… Giá trị kinh tế từ chăn nuôi mỗi năm mang về nguồn thu trên 7 tỷ đồng.

Ông Vàng Bua Tủa - Chủ tịch UBND xã cho biết: “Trong 5 năm gần đây, đời sống của gần 8 trăm hộ dân ở 10 bản đã được nâng lên rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo mỗi năm giảm 8%. Để giúp nhân dân xóa đói, giảm nghèo, xã còn chỉ đạo chăm sóc tốt 174,3 ha chè; chăm sóc bảo vệ 4.057 ha rừng, trong đó có 2.223 ha rừng tự nhiên, 1.491 ha rừng khoanh nuôi tái sinh và 343 rừng đặc dụng. Hàng năm, Ban quản lý Bảo vệ rừng của xã đã huy động nhân dân làm đường băng cản lửa, tích cực bảo vệ rừng nên nhiều năm không để xảy ra cháy rừng”.

Những năm qua, xã Púng Luông còn được quan tâm đầu tư xây dựng nhiều công trình hạ tầng nông thôn như: điện, đường, trường, trạm y tế, trường học, thủy lợi, công trình nước sạch, hỗ trợ xóa nhà dột nát, cung ứng giống cây trồng, vật nuôi cho nhân dân.

Từ các nguồn kinh phí đầu tư, đến nay, xã đã hoàn thành 5/5 tuyến đường giao thông nông thôn với chiều dài 6 km, rộng 4,2 m tại bản Háng Cơ Bua và Púng Luông; đang thi công công trình thủy lợi Giàng Chinh, bản Púng Luông; xây dựng trường mầm non ở bản Nả Háng A, Nả Háng B; san tạo mặt bằng làm nhà cộng đồng bản Đề Chờ Chua B… góp phần để xã hoàn thành 9/19 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới. Đồng thời, đây sẽ là động lực quan trọng để mỗi năm xã giảm 8% hộ nghèo và phấn đấu hoàn thành các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới đến năm 2020 theo kế hoạch đề ra.

Thạch Phong

Các tin khác
Cán bộ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Yên Bình và xã Vĩnh Kiên kiểm tra ngô đông trên đất 2 lúa.

YBĐT - Đến xã Vĩnh Kiên, huyện Yên Bình những ngày này, đi vào các thôn: Vĩnh Kiên, Chanh Yên, Đồng Lâm, Đa Phúc, Ba Chãng... đều thấy bà con tất bật với công việc đồng áng.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Ngày 12-10, Bộ Y tế cho biết đã có 16 tỉnh, thành phố tăng viện phí đối với bệnh nhân có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT), bao gồm: Hà Nam, Long An, Hải Dương, Phú Yên, Quảng Trị, Quảng Ninh, Quảng Ngãi, Bắc Ninh, Hà Nội, Bình Dương, Gia Lai, Kom Tum, Trà Vinh, Quảng Bình, Đắk Nông và Đắk Lắk.

Người dân đổ xăng E5 Ron 92.

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng về tình hình thực hiện lộ trình sản xuất, kinh doanh xăng E5.

Đoàn công tác của Thành ủy Yên Bái kiểm tra tiến độ Đề án Sản xuất rau an toàn tại xã Âu Lâu.

YBĐT - Thành phố Yên Bái có tổng dân số trên 99.000 người. Bình quân mỗi ngày thành phố tiêu thụ 20 - 25 tấn rau, trong khi mỗi năm thành phố mới chỉ sản xuất được 9.900 tấn rau tươi các loại, nên sản lượng sản xuất ra không đủ cung cấp cho tiêu dùng mà chủ yếu phải nhập từ các vùng lân cận và các tỉnh miền xuôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục