Mù Cang Chải chủ động phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi

  • Cập nhật: Thứ hai, 19/12/2016 | 1:50:50 PM

YBĐT - Huyện chỉ đạo tổ chức tiêm phòng cho tất cả các loại gia súc, gia cầm trong diện tiêm của các cơ sở chăn nuôi tập trung, chăn nuôi hộ gia đình phải đúng chủng loại vắc - xin, đúng đối tượng gia súc, gia cầm, đúng kỹ thuật và đảm bảo an toàn cho người tham gia tiêm phòng.

Cán bộ thú y huyện Mù Cang Chải kiểm tra tình trạng sức khỏe của gia súc.
Cán bộ thú y huyện Mù Cang Chải kiểm tra tình trạng sức khỏe của gia súc.

Là địa phương có số lượng gia súc, gia cầm tương đối lớn, xã Khao Mang (Mù Cang Chải) có gần 1.600 con trâu, bò, trên 2.240 con lợn, 541 con chó, 590 con dê và khoảng 8.500 con gia cầm.

Những năm qua, nhờ đẩy mạnh tuyên truyền kết hợp với chủ động phòng chống dịch bệnh, nên nhiều hộ trong xã đã coi trọng phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi của gia đình. Bởi vậy, nhiều năm liền, trên địa bàn không có dịch bệnh lớn phát sinh.

Theo ông Sùng A Dinh - Chủ tịch UBND xã, để nâng cao ý thức của người dân trong việc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi, ngay từ đầu năm xã đều phân công nhiệm vụ cụ thể cho cán bộ phụ trách thú y có trách nhiệm vận động, tuyên truyền, đôn đốc nhân dân tham gia thực hiện đảm bảo 100% vật nuôi được tiêm phòng. Qua đó, năm 2016, xã đã tổ chức tiêm 300 liều vắc - xin phòng bệnh chó dại, 3.350 liều vắc - xin phòng bệnh tụ huyết trùng trâu, bò, lợn…

Gia đình ông Vàng A Phình, bản Háng BLa Ha B có 12 con trâu, bò. Nhờ chủ động các biện pháp phòng chống dịch bệnh, nên nhiều năm qua trâu, bò của ông phát triển ổn định, không xảy ra dịch bệnh.

Ông Phình cho biết: “Nuôi con trâu, con bò dễ hơn nuôi lợn và các loại gia cầm. Tuy nhiên, vào mùa đông, nhiệt độ thất thường, trâu bò dễ mắc các loại bệnh như: tụ huyết trùng, lở mồm long móng... Vì vậy, chỉ một biểu hiện nhỏ là phải chữa trị ngay, nếu không sẽ lây ra cả đàn, nhất là nuôi quy mô lớn cần phải có thêm kiến thức về thú y, chăn nuôi”.

Gia đình ông Cứ A Vảng, bản Háng BLa Ha A cũng vậy. Từ lâu, đàn trâu là tài sản lớn nhất của gia đình ông, nên ngay khi bước vào vụ đông năm 2016, ngoài việc chuẩn bị đầy đủ thức ăn thì việc phòng chống dịch bệnh cũng được chú trọng, Nhờ vậy, nhiều năm nay, đàn trâu, bò của ông luôn khỏe mạnh, không bị dịch bệnh.

Xã Cao Phạ cũng là địa phương có số lượng gia súc, gia cầm tương đối lớn. Hiện, xã có 1.627 con trâu, bò, 3.161 con lợn, gần 800 con gia súc khác và trên 9.180 con gia cầm các loại. Để chủ động phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi, trong năm, xã đã chỉ đạo cán bộ thú y tổ chức tiêm phòng 2 đợt với 2.195 liều vắc - xin tụ huyết trùng trâu, bò; 1.350 liều vắc - xin tụ huyết trùng lợn, 1.534 liều vắc - xin dịch tả lợn; 310 liều vắc - xin phòng bệnh dại ở chó; 1.062 liều vắc - xin lở mồm long móng; phun tiêu độc khử trùng tất cả các thôn, bản với số lượng 44.900 ml hóa chất tiêu độc khử trùng.

Theo ông Vàng A Chái - Chủ tịch UBND xã Cao Phạ, để thúc đẩy phát triển chăn nuôi, yếu tố đầu tiên là phòng chống dịch bệnh phải tốt. Muốn có đàn vật nuôi khỏe, trước tiên con giống phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và trong quá trình chăn nuôi người dân cũng phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình phòng chống dịch bệnh. Ngoài việc tiêm phòng định kỳ theo kế hoạch thì các hộ dân cũng phải chủ động nắm bắt tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi để phối hợp với chính quyền địa phương xử lý kịp thời khi có dấu hiệu dịch bệnh. Chính sự sát sao trong chỉ đạo mà nhiều năm qua, trên địa bàn xã không xuất hiện dịch bệnh lớn.

Ông Hoàng Văn Nguyên - Phó trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mù Cang Chải cho biết: “Để phòng chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi, hàng năm huyện đều chủ động xây dựng kế hoạch tiêm phòng cho vật nuôi tại các thôn, bản, tổ dân phố của 14 xã, thị trấn; phấn đấu số lượng gia súc tiêm phòng đạt trên 90%, tiêm phòng bệnh dại trên đàn chó đạt 100%.

Theo đó, vụ đông xuân năm 2016 - 2017 và năm 2017, toàn huyện sẽ tổ chức tiêm phòng vắc - xin tụ huyết trùng trâu, bò là 28.000 liều; vắc - xin tụ huyết trùng lợn 20.000 liều, vắc - xin dịch tả lợn 14.000 liều, vắc - xin lở mồm long móng trâu, bò 28.000 liều, vắc - xin bệnh dại ở chó 4.500 liều”.

Để việc tiêm phòng đạt hiệu quả, công tác chỉ đạo phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm ở huyện Mù Cang Chải cũng được nâng cao. Các xã, thị trấn phải có người đứng đầu chịu trách nhiệm giám sát tiêm phòng, cũng như kịp thời phát hiện dịch bệnh.

Đặc biệt, huyện chỉ đạo tổ chức tiêm phòng cho tất cả các loại gia súc, gia cầm trong diện tiêm của các cơ sở chăn nuôi tập trung, chăn nuôi hộ gia đình phải đúng chủng loại vắc - xin, đúng đối tượng gia súc, gia cầm, đúng kỹ thuật và đảm bảo an toàn cho người tham gia tiêm phòng. Mặt khác, huyện cũng chỉ đạo các địa phương hướng dẫn hộ chăn nuôi thường xuyên vệ sinh chuồng trại và phun thuốc khử trùng, tiêu độc.

Bên cạnh đó, khuyến cáo người chăn nuôi áp dụng biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học như: tăng khẩu phần ăn đảm bảo chất dinh dưỡng; thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học; nhập các con giống phải có nguồn gốc rõ ràng; thường xuyên kiểm tra, theo dõi vật nuôi; nếu phát hiện có dấu hiệu bất thường thì báo ngay cho cán bộ thú y các xã, thị trấn để có những biện pháp xử lý kịp thời. Công tác kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển, giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y được thực hiện theo đúng quy định.

Thanh Tân

Các tin khác
Mô hình chăn nuôi gà của anh Hoàng Văn Thắng ở Tông Co 2, phường Tân An, thị xã Nghĩa Lộ được đầu tư nhờ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân thị xã.

YBĐT - Từ năm 2015 đến nay, có 19 dự án của hội viên nông dân được vay vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân thị xã với lãi suất ưu đãi.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký ban hành Chỉ thị về việc tăng cường công tác quản lý, điều hành nhằm bình ổn giá cả thị trường, bảo đảm trật tự an toàn xã hội dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017.

Ảnh minh họa.

Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định giao 5 Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Y tế, Lao động - Thương binh và Xã hội các chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017.

Anh Mùa A Chu (phải) cảm ơn ông Sùng A Chu vì đã nhường đất cho mình.

YBĐT - Nghị quyết số 06 - NQ/TU ngày 12/12/2006 của Tỉnh ủy Yên Bái về quy hoạch và tăng cường quản lý đất đai vùng cao ra đời đã giúp nhiều người dân vùng cao trước đó thiếu đất sản xuất đã được nhường đất, cho đất. Trên địa bàn huyện Trạm Tấu, qua triển khai thực hiện, đến nay, đời sống của nhiều người dân đã thay đổi rõ rệt nhờ có đất sản xuất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục