Yên Bái khởi sắc kinh tế tập thể

  • Cập nhật: Thứ ba, 10/1/2017 | 8:55:29 AM

YBĐT - Trong năm 2016, toàn tỉnh Yên Bái thành lập mới 25 HTX, nâng tổng số HTX lên 324 và trên 2.600 tổ hợp tác.

Chế biến măng khô xuất khẩu tại Công ty cổ phần Yên Thành.
Chế biến măng khô xuất khẩu tại Công ty cổ phần Yên Thành.

Các hợp tác xã (HTX) chú trọng củng cố, chuyển đổi theo Luật HTX năm 2012; quy mô, phạm vi đầu tư sản xuất, kinh doanh được mở rộng; cơ sở vật chất, trang thiết bị được đổi mới theo chiều sâu; lợi nhuận bình quân liên tục tăng, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho hàng chục nghìn người… đó là những nét khởi sắc của khu vực kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua.

Khép lại một năm với nhiều khó khăn, thách thức, khu vực kinh tế tập thể đã có những bước phát triển mới cả về lượng và chất, nhiều HTX, tổ hợp tác được thành lập và hoạt động hiệu quả. Trong năm 2016, toàn tỉnh thành lập mới 25 HTX, nâng tổng số HTX lên 324 và trên 2.600 tổ hợp tác.

Các hợp tác xã (HTX) chú trọng củng cố, chuyển đổi theo Luật HTX năm 2012; quy mô, phạm vi đầu tư sản xuất, kinh doanh được mở rộng; cơ sở vật chất, trang thiết bị được đổi mới theo chiều sâu; lợi nhuận bình quân liên tục tăng, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho hàng chục nghìn người… đó là những nét khởi sắc của khu vực kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua.

Theo ông Đỗ Nhân Đạo - Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Yên Bái, thời gian qua, khu vực kinh tế tập thể, mà nòng cốt là các HTX đã tập trung đổi mới phương thức quản lý, tiết kiệm chi phí, đẩy mạnh liên doanh, liên kết, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho thành viên, người lao động.

Đặc biệt, đến nay, đã có 190 HTX thực hiện chuyển đổi, củng cố theo Luật HTX năm 2012. Đây là cơ sở, tiền đề để các HTX này tập trung đổi mới phương thức quản lý, đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ, tăng quy mô sản xuất, kinh doanh.

Nổi bật trong đó phải kể đến các HTX nông, lâm nghiệp đã mạnh dạn chuyển đổi sang mô hình kinh doanh tổng hợp kết hợp giữa dịch vụ sản xuất và chế biến, thông qua đó, tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, góp phần tăng sản lượng hàng hóa nông, lâm, thủy sản của tỉnh.

Đến nay, khu vực kinh tế tập thể thu hút trên 36.000 người tham gia và thụ hưởng các dịch vụ của tổ hợp tác, HTX, tạo việc làm thường xuyên cho trên 7.000 lao động với thu nhập bình quân 35 triệu đồng/người/năm. Trong năm 2016, doanh thu của các HTX đạt trên 1.583 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước 27,8 tỷ đồng, tăng 5,3% so với năm trước.

Ông Đỗ Văn Lừng - Giám đốc HTX Dịch vụ tổng hợp Kiến Thuận, xã Bình Thuận, huyện Văn Chấn cho biết: “Để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, HTX không ngừng đổi mới công nghệ, thiết bị máy móc, đặc biệt là đầu tư máy tách cẫng chè kỹ thuật số và áp dụng tiêu chuẩn VietGAP vào sản xuất. Nhờ đó, sản phẩm chè của HTX luôn đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của thị trường và đã được xuất khẩu trực tiếp sang các nước trong khu vực”.

Ngoài ra, nhiều HTX chế biến nông, lâm sản tiếp tục phối hợp với một số doanh nghiệp liên kết trong đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh hình thành chuỗi giá trị từ trồng, thu hoạch, chế biến, đến cung cấp sản phẩm cho thị trường, một số sản phẩm đã được xuất khẩu ra nước ngoài. Tiêu biểu là các sản phẩm từ chè, măng tre Bát độ, gỗ rừng trồng, quế vỏ và tinh dầu quế…

Bên cạnh đó, các HTX khai thác khoáng sản, cát sỏi, sản xuất vật liệu xây dựng đã không ngừng đầu tư mở rộng sản xuất, nâng công suất, đổi mới dây chuyền công nghệ, chủ động tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Đặc biệt, nhiều HTX đã chủ động liên kết với doanh nghiệp từ khâu khai thác, chế biến, sản xuất vật liệu và xây dựng, tạo được chủ động trong tiêu thụ sản phẩm, ổn định đầu ra cho sản phẩm, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.

Cùng với đó, các quỹ tín dụng và doanh nghiệp thành viên đã duy trì và đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm cho người lao động. Một số doanh nghiệp đã chủ động liên kết, tiêu thụ sản phẩm cho các HTX, tạo điều kiện ổn định cho đầu ra của sản phẩm...

Với những nét khởi sắc trên, khu vực kinh tế tập thể dần trở thành kênh huy động các nguồn lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển ngành nghề, hỗ trợ thành viên khi gặp khó khăn, xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là ở khu vực nông thôn và đóng góp tích cực trong xây dựng nông thôn mới.

Hùng Cường

Các tin khác

YBĐT - Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của huyện trong năm 2016 tính theo giá so sánh năm 2010 đạt trên 1.150 tỷ đồng, bằng 100% so với kế hoạch và bằng 112% so với năm 2015.

Hầu hết người mua xăng dầu trị giá từ 200.000 đồng trở lên không lấy hóa đơn khi mua bán. Ảnh: Thanh Chi

YBĐT - 6 tháng đầu năm 2016, toàn tỉnh có 57 cơ sở kinh doanh xăng dầu với 97 cửa hàng và 282 cột đo xăng. Bình quân một doanh nghiệp nộp cả thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp là 35,4 triệu đồng.

Công nhân Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái đóng bao bì sản phẩm bột CaC03.

YBĐT -Trong đó: sản phẩm xi măng đạt 370.000 tấn; sản phẩm bột CaC03 đạt 210.000 tấn; doanh thu Công ty đạt 460 tỷ đồng. 

Công nhân Công ty TNHH Hapaco Yên Sơn sản xuất sản phẩm giấy vàng mã để xuất khẩu.

YBĐT - Trong năm 2016, mặc dù Xí nghiệp Giấy Trấn Yên giảm một dây chuyền sản xuất, song Công ty TNHH Hapaco Yên Sơn vẫn tổ chức sản xuất tiêu thụ được 10.100 tấn giấy đế, in ấn giấy vàng mã xuất khẩu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục