Chính phủ trao quyền đặc biệt cho Ngân hàng Nhà nước
- Cập nhật: Thứ ba, 21/2/2017 | 7:26:40 AM
Ngân hàng Nhà nước được quyết định áp dụng biện pháp xử lý đặc biệt đối với tổ chức tín dụng vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng, gặp khó khăn về tài chính, có nguy cơ gây mất an toàn cho hệ thống ngân hàng...
Ngân hàng Nhà nước được quyết định áp dụng biện pháp xử lý đặc biệt đối với tổ chức tín dụng vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng, gặp khó khăn về tài chính, có nguy cơ gây mất an toàn cho hệ thống ngân hàng...
|
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 16/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN).
Theo Nghị định số 16, NHNN là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, Ngân hàng Trung ương của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối, thực hiện chức năng của Ngân hàng Trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của NHNN.
NHNN thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Nghị định số 123 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ. Ngoài ra, NHNN đảm nhận 36 nhiệm vụ cụ thể và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao và theo quy định của pháp luật.
Cụ thể, NHNN có nhiệm vụ trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của NHNN đã được phê duyệt và các dự án, đề án theo sự phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển hàng năm và dài hạn; chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hành động của các dự án, công trình quan trọng quốc gia thuộc lĩnh vực NHNN quản lý.
NHNN có nhiệm vụ xây dựng chỉ tiêu lạm phát hàng năm để trình Chính phủ; sử dụng các công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. Tổ chức thống kê, điều tra thống kê, thu thập và lưu trữ thông tin về kinh tế, tài chính, tiền tệ và ngân hàng trong nước và nước ngoài thuộc thẩm quyền của NHNN nhằm phục vụ việc nghiên cứu phân tích và dự báo diễn biến tiền tệ để xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ quốc gia; công khai thông tin về tiền tệ và ngân hàng theo quy định của pháp luật.
NHNN cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của các tổ chức tín dụng, giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài, giấy phép thành lập văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng.
Đặc biệt, theo Nghị định của Chính phủ, NHNN được quyết định áp dụng biện pháp xử lý đặc biệt đối với tổ chức tín dụng vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng, gặp khó khăn về tài chính, có nguy cơ gây mất an toàn cho hệ thống ngân hàng...
Cũng tại Nghị định này, Chính phủ quy định cơ cấu tổ chức của NHNN có thêm 1 Vụ so với Nghị định cũ, đó là Vụ Truyền thông. Cụ thể, cơ cấu tổ chức của NHNN gồm các đơn vị: Vụ Chính sách tiền tệ; Vụ Quản lý ngoại hối; Vụ Thanh toán; Vụ Tín dụng các ngành kinh tế; Vụ Dự báo, thống kê; Vụ Hợp tác quốc tế; Vụ Ổn định tiền tệ - tài chính; Vụ Kiểm toán nội bộ; Vụ Pháp chế; Vụ Tài chính - Kế toán; Vụ Tổ chức cán bộ; Vụ Thi đua - Khen thưởng; Vụ Truyền thông; Văn phòng; Cục Công nghệ thông tin; Cục Phát hành và kho quỹ; Cục Quản trị; Sở Giao dịch; Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng; Các chi nhánh tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Viện Chiến lược ngân hàng; Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam; Thời báo Ngân hàng; Tạp chí Ngân hàng; Trường Bồi dưỡng cán bộ ngân hàng; Học viện Ngân hàng.
(Theo Dân Trí)
Các tin khác
Ngày 20/2, trong khuôn khổ Hội nghị các quan chức cao cấp APEC lần thứ nhất (SOM 1) diễn ra tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, Nhóm công tác về chống buôn bán và chặt phá rừng bất hợp pháp (EGILAT) đã tiến hành cuộc họp nhằm tăng cường các biện pháp bảo vệ, phát triển nguồn tài nguyên rừng một cách bền vững, chống buôn bán, phá rừng trái phép, nâng cao năng lực cho các nền kinh tế thành viên APEC về thương mại gỗ hợp pháp.
YBĐT - Kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh năm 2016 đạt hơn 75,853 triệu USD, tăng 13,9 % so với cùng kỳ năm 2015.
Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư 01/2017/TT-BCT quy định việc áp dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu và trứng gia cầm có xuất xứ từ các nước thành viên của Liên minh Kinh tế Á - Âu năm 2017, 2018 và 2019.
YBĐT - Trải qua nhiều biến cố, thăng trầm nhưng trong nhiều năm qua, cây chè vẫn là loại cây chủ lực trong xóa đói, giảm nghèo trong nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Ngành chế biến chè cũng là một ngành quan trọng có giá trị trên 400 tỷ đồng mỗi năm. Đặc biệt, trong vài năm trở lại đây, Yên Bái đã có nhiều cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển cây chè, cải tạo giống chè, cơ sở chế biến đáp ứng nhu cầu của thị trường.