Đồng hành với thanh niên

  • Cập nhật: Thứ năm, 23/3/2017 | 8:00:22 AM

YBĐT - Huyện đoàn đã tín chấp vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện cho ĐVTN vay để đầu tư phát triển kinh tế, giải quyết việc làm với tổng dư nợ hiện tại trên 30 tỷ đồng.

Mô hình phát triển chăn nuôi trâu, bò của đoàn viên thanh niên ở xã Tân Đồng, huyện Trấn Yên.
Mô hình phát triển chăn nuôi trâu, bò của đoàn viên thanh niên ở xã Tân Đồng, huyện Trấn Yên.

Để Phong trào “Đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp” thực sự đi vào cuộc sống, thu hút ĐVTN ở cơ sở tham gia tích cực, những năm qua, Huyện đoàn Trấn Yên luôn duy trì các hoạt động như: tổ chức hội nghị, hội thảo nâng cao chất lượng sinh hoạt Đoàn; tọa đàm, tư vấn, hướng nghiệp, giới thiệu việc làm... cho ĐVTN, đặc biệt là ĐVTN sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự.

Đồng thời, vận động ĐVTN đóng góp tiền, vật chất, ngày công giúp đỡ những ĐVTN có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được học nghề, có việc làm ổn định. Nhờ vậy, nhiều ĐVTN đã có hướng đi đúng, cách làm hay trong phát triển kinh tế, nâng cao đời sống.

Bằng những hoạt động, việc làm cụ thể, trên địa bàn huyện đã xuất hiện hàng trăm mô hình phát triển kinh tế có thu nhập cao do ĐVTN làm chủ, tạo việc làm, thu nhập cho nhiều ĐVTN nông thôn.

Huyện đoàn hiện có 38 cơ sở Đoàn, trong đó có 22 cơ sở cấp xã, thị trấn nên số đông ĐVTN là ở nông thôn, nhu cầu tìm việc làm rất lớn. Do đó, Huyện đoàn đã xác định việc phát triển kinh tế bằng chăn nuôi, trồng rừng, kinh doanh dịch vụ là hướng giải quyết việc làm tại chỗ hiệu quả nhất cho ĐVTN. Vì thế, Huyện đoàn coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nên đã chỉ đạo các cơ sở Đoàn tích cực triển khai, thực hiện nhiều giải pháp thiết thực, đồng bộ, nhằm hỗ trợ ĐVTN thực hiện tốt việc lập thân, lập nghiệp. Huyện đoàn đã tín chấp vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện cho ĐVTN vay để đầu tư phát triển kinh tế, giải quyết việc làm với tổng dư nợ hiện tại trên 30 tỷ đồng.

Bằng nguồn vốn này, đã góp phần tạo việc làm cho nhiều ĐVTN. Bên cạnh đó, Huyện đoàn còn chỉ đạo chặt chẽ Đoàn cấp cơ sở chủ động nắm bắt nhu cầu về học nghề, vay vốn, cung cấp cây, con giống để hỗ trợ kịp thời cho ĐVTN khởi nghiệp. Đồng thời, phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trạm Khuyến nông huyện tổ chức mở lớp chuyển giao khoa học, kỹ thuật cho trên 1.000 ĐVTN nông thôn; hỗ trợ ĐVTN sản xuất, kinh doanh, phát triển các mô hình như: xây dựng trang trại nuôi gia súc, gia cầm, trồng cây công nghiệp, cây ăn quả có giá trị kinh tế cao.

Nhờ đó, Huyện đoàn Trấn Yên đã có trên 100 mô hình chăn nuôi gà với quy mô từ 1.000 con trở lên; duy trì hoạt động các câu lạc bộ, mô hình phát triển kinh tế do ĐVTN làm chủ như: câu lạc bộ nuôi cá nước ngọt ở xã Quy Mông; phát triển rừng trồng và chế biến gỗ bóc ở các xã: Hồng Ca, Đào Thịnh, Hưng Thịnh, Kiên Thành; mô hình phát triển cây ăn quả có múi ở các xã: Hồng Ca, Hưng Thịnh, Minh Quân; phát triển cây dâu nuôi tằm ở các xã: Báo Đáp, Tân Đồng; phát triển chăn nuôi gà, lợn, thỏ ở xã Minh Quán, Hòa Cuông, Y Can, thị trấn Cổ Phúc…

Đoàn viên Hoàng Văn Hoan ở Chi đoàn thôn Đồng Bằng 3, xã Lương Thịnh chia sẻ: “Trước đây, tôi đã từng làm nhiều việc nhưng số tiền kiến được không đủ để trang trải cuộc sống. Sau khi được cấp trên tạo điều kiện, giúp đỡ tôi đã chọn mô hình phát triển chăn nuôi gà thả vườn. Bằng mô hình này, mỗi năm tôi thu nhập trên, dưới 150 triệu đồng, cuộc sống được cải thiện rõ rệt”.

Thực hiện nghị quyết của Ban Thường vụ Huyện ủy Trấn Yên về việc xây dựng các mô hình phát triển chăn nuôi trâu, bò trong các tổ chức, đoàn thể. Huyện đoàn đã thực hiện tốt công tác chỉ đạo Đoàn cơ sở rà soát, lập danh sách những hộ ĐVTN có đủ điều kiện để tham gia xây dựng mô hình.

Đến nay, đã có 3 hộ ĐVTN tham gia và huyện đã hỗ trợ kinh phí thực hiện mô hình phát triển chăn nuôi trâu, bò bán chăn thả công nghiệp với quy mô từ 10 con trở lên tại các xã: Tân Đồng, Vân Hội và thị trấn Cổ Phúc. Đoàn viên Hà Văn Sơn ở Chi đoàn thôn 4, xã Tân Đồng cho hay: “Nhờ có sự quan tâm của cấp trên, nên hiện nay gia đình tôi đã xây dựng được mô hình phát triển chăn nuôi trâu, bò. Hiện tại, tôi đã  có 7 con bò và 3 con trâu”.

Ngoài ra, Huyện đoàn Trấn Yên còn làm tốt công tác tư vấn, hướng nghiệp, hỗ trợ cho trên 1.000 ĐVTN khối xã, thị trấn và khối lớp 12 tham gia thi vào các trường chuyên nghiệp có điều kiện thuận lợi ứng dụng vào công việc thực tế sau khi ra trường; phối hợp với Trung tâm Hướng nghiệp - Dạy nghề - Giới thiệu việc làm của Tỉnh đoàn mở 4 lớp tư vấn nghề nghiệp và việc làm cho trên 600 ĐVTN.

Anh Nguyễn Tuấn Anh - Bí thư Huyện đoàn Trấn Yên cho biết: “Để tiếp tục đồng hành với ĐVTN lập thân, lập nghiệp, Huyện đoàn đã chỉ đạo cấp cơ sở gắn công tác Đoàn với các chương trình, hội nghị để tuyên truyền, vận động ĐVTN tích cực tham gia học hỏi kinh nghiệm từ những mô hình hay, cách làm tốt để đưa vào ứng dụng thực tiễn trong phát triển kinh tế gia đình. Huyện đoàn sẽ tiếp tục phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trạm Khuyến nông huyện tạo điều kiện hỗ trợ cho ĐVTN phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho ĐVTN”.

Chí Sinh - Nhật Lệ

Các tin khác
Đội Quản lý thị trường số 4 (Văn Yên) kiểm tra hàng hóa kinh doanh trên địa bàn - Ảnh minh họa. (Ảnh: Ngọc Đồng)

YBĐT - Niềm tin của người tiêu dùng được đặt vào người kinh doanh, người kinh doanh lại đặt niềm tin vào người sản xuất rượu. Cái vòng luẩn quẩn này cho thấy sự mơ hồ trong nhận thức của số đông người sản xuất, kinh doanh lẫn người tiêu thụ rượu. Thực tế này, cũng đặt ra những yêu cầu cấp thiết về việc thực hiện các quy định của Nhà nước trong quản lý sản xuất, kinh doanh rượu thủ công ...

Ảnh minh họa.

Ngân hàng Chính sách Xã hội cho biết, hiện nay mức vay 6 triệu đồng/công trình/hộ nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn so với nhu cầu của các hộ vay vốn chưa đáp ứng được chi phí xây dựng công trình nước sạch, vệ sinh đạt chuẩn.

Sản phẩm hạt tiêu của một hộ nông dân chuẩn bị đưa vào nhà máy để chế biến xuất khẩu.

Theo Bộ Công Thương, cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Phúc lợi Nông dân Ấn Độ vừa có văn bản gửi cơ quan chức năng của Việt Nam thông báo, Ấn Độ đã chính thức hủy bỏ tạm cấm nhập khẩu đối với 6 mặt hàng nông sản của Việt Nam, gồm hạt cà phê, tre/tăm tre, tiêu đen, quế, đậu và thanh long.

Theo báo cáo của UNICEF, 36 quốc gia trên thế giới hiện đang phải đối mặt với sức ép cực lớn về nước, trong đó, nhu cầu về nước vượt xa khả năng tái tạo nguồn cung.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục