Cây làm giàu ở An Lương

  • Cập nhật: Thứ hai, 27/3/2017 | 1:45:40 PM

YBĐT - An Lương là xã đặc biệt khó khăn của huyện Văn Chấn. Nhờ cây quế, bộ mặt nông thôn An Lương đang dần thay da đổi thịt; nhiều ngôi nhà cao tầng được xây dựng; thu nhập bình quân đầu người đạt 14 triệu đồng/năm.

Ông Lý Văn Dòng (bên trái) ở thôn Khe Cam có 11 ha quế.
Ông Lý Văn Dòng (bên trái) ở thôn Khe Cam có 11 ha quế.

Toàn xã có 809 hộ, 3.876 khẩu ở 12 thôn, bản với các dân tộc: Dao, Tày, Mường, Thái, Mông, Kinh và Khơ Mú chung sống. Đời sống của nhân dân chủ yếu là sản xuất nông lâm nghiệp nhỏ lẻ, tự cung, tự cấp là chính; cơ sở hạ tầng gặp nhiều khó khăn.

Tuy nhiên, An Lương là địa phương có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế, trong đó, có diện tích đất rộng lớn, thuận lợi cho sản xuất nông lâm nghiệp. Nắm bắt được yếu tố thuận lợi này, những năm qua, cùng với cây lúa, An Lương tập trung phát triển cây quế và xem quế là cây chủ lực trong xóa đói giảm nghèo.

Ông Lý Văn Tăng ở thôn Khe Cam cho biết: “Đất lúa nước ít, nên trước đây kinh tế gia đình tôi gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, hơn 10 năm nay chuyển đổi đất rừng kém hiệu quả sang trồng quế, đã làm thay đổi đời sống gia đình tôi. Nhờ cây quế, gia đình tôi không những thoát nghèo mà còn xây được nhà cửa khang trang”.

Cũng như ông Tăng, ông Lý Văn Dòng - người có kinh nghiệm trồng quế hơn 40 năm, hiện đang sở hữu trên 11 ha quế; trong đó, gần 140 cây trên 25 năm tuổi. Hàng năm, ông Dòng thu nhập từ quế đạt trên 100 triệu đồng. “Nhờ cây quế nên tôi làm được nhà to, mua sắm được nhiều vật dụng đắt tiền, các con tôi được học hành chu đáo”.

Nắm bắt được lợi thế này, hiện tại, 100% hộ dân thôn Khe Cam đều trồng quế với tổng diện tích trên 55 ha, trong đó, quế trên 10 năm tuổi có 20 ha. Nhiều hộ giàu lên nhờ quế như hộ ông Đặng Quang Vinh, Lý Văn Long, Đặng Quốc Lợi, Đặng Đình Xuyên...

Đồng chí Nguyễn Tuấn Anh - Bí thư Đảng ủy xã bày tỏ: "Người dân ở An Lương đã biết làm giàu từ nội lực. Ngoài cây lúa, sắn, ngô, hàng năm, xã chỉ đạo nhân dân trồng mới 100 ha quế. Hiện tại, 12/12 thôn, bản đều trồng quế với 1.700 ha, trong đó có 1.000 ha từ 10 năm tuổi trở lên. Các thôn trồng nhiều quế là: Sài Lương 1, Tặng Chan, Khe Cam, Khe Quéo... Ước tính hàng năm, nguồn thu từ quế đạt 50 tỷ đồng và nhiều hộ có thu nhập từ 100 - 800 triệu đồng/niên vụ quế”.

Nhờ cây quế, bộ mặt nông thôn An Lương đang dần thay da đổi thịt; nhiều ngôi nhà cao tầng được xây dựng; thu nhập bình quân đầu người đạt 14 triệu đồng/năm; 100% hộ dân có xe máy... Đó là tiền đề quan trọng để An Lương vững bước xây dựng nông thôn mới.

Văn Tuấn

Các tin khác
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đến dự lễ khởi công nhà máy.

Ngày 26/3, Công ty Ô tô Trường Hải đã khởi công xây dựng thêm nhà máy sản xuất, lắp ráp xe ô tô theo tiêu chuẩn Nhật Bản lớn nhất Đông Nam Á.

Đến nay, 100% tuyến đường đến trung tâm các xã của huyện Trấn Yên đã được cứng hóa và 330 km đường thôn, bản được bê tông hóa.

YBĐT - Cái được lớn nhất trong xây dựng nông thôn mới ở Trấn Yên những năm qua không chỉ là có 6 xã đạt chuẩn mà là người dân đã có một tư duy mới trong sản xuất.

Người dân cần nhận thức đầy đủ về phòng tránh thiên tai, nhất là lũ quét và sạt lở đất. (Trong ảnh: Khu vực sạt đất tại thôn Hồng Xuân, xã Đại Đồng mùa mưa bão năm 2015).

YBĐT - Huyện xây dựng phương án phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn từ cơ sở với phương châm “4 tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ) và đưa ra các giải pháp cụ thể.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho biết, sau một giờ kêu gọi hưởng ứng tắt đèn và các thiết bị điện không cần thiết, hệ thống điện quốc gia đã tiết kiệm được 471 nghìn kWh, tương đương với giá trị khoảng 764 triệu đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục