Yên Bái không chủ quan, lơ là với dịch cúm gia cầm

  • Cập nhật: Thứ ba, 11/4/2017 | 6:52:13 AM

YBĐT - Nguy cơ vi rút cúm A/H7N9 và các chủng vi rút khác chưa có ở Việt Nam (A/H5N2, A/H5N8) xâm nhiễm vào nước ta rất cao thông qua các hoạt động vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ gia cầm và sản phẩm gia cầm nhập lậu không rõ nguồn gốc, nhất là đối với các tỉnh phía Bắc, trong đó có Yên Bái.

Người dân cần hết sức thận trọng trong chăm sóc, giết mổ gia cầm.
Người dân cần hết sức thận trọng trong chăm sóc, giết mổ gia cầm.

Trước sự lây lan của dịch bệnh, việc phòng chống dịch bệnh xâm nhiễm vào nước ta là rất cấp thiết, để làm được việc này phải tránh sự chủ quan, lơ là, coi thường dịch bệnh. Vì vậy, các cấp chính quyền cần chỉ đạo lực lượng chức năng như: công an, quản lý thị trường, thú y... tổ chức kiểm soát chặt chẽ, ngăn chặn việc nhập khẩu bất hợp pháp gia cầm, sản phẩm gia cầm vào nội địa cũng như từng địa phương.

Đồng thời, các địa phương phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho người dân về các nguy cơ dịch bệnh, nguy cơ mất an toàn thực phẩm của gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép qua biên giới; để người dân không tham gia, tiếp tay cho hoạt động vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu; hiểu rõ việc vận chuyển, buôn bán gia cầm nhập lậu là vi phạm pháp luật...

Với đặc điểm dịch tễ là trên 90% các trường hợp nhiễm cúm A/H7N9 ở người có tiền sử tiếp xúc với gia cầm sống hoặc sử dụng thịt gia cầm và các sản phẩm gia cầm, hay đi đến khu vực chợ gia cầm sống; khi bệnh diễn biến nặng, tỷ lệ tử vong có thể đến 40%...

Do đó để chủ động ngăn ngừa sự lây truyền của vi-rút cúm gia cầm, cùng các biện pháp phòng bệnh cho gia cầm khi chăn nuôi như tiêm phòng vắc-xin, thực hiện vệ sinh, tiêu độc khử trùng... để phòng, chống cúm gia cầm mỗi người dân cần thực hiện tốt các nội dung sau: thứ nhất, không ăn gia cầm, các sản phẩm gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc; bảo đảm ăn chín, uống chín, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn.

Thứ hai, không giết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc.

Thứ ba, tránh đi đến các khu vực đã phát hiện có ổ dịch, đặc biệt là các trang trại nuôi gia cầm, khu vực giết mổ và các khu vực được thông báo có nhiễm vi rút cúm A/H7N9 ở môi trường.

Thứ tư, khi phát hiện gia cầm ốm, chết tuyệt đối không được giết mổ và sử dụng mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn. Thứ năm, khi có biểu hiện cúm như sốt, ho, đau ngực, khó thở có liên quan đến gia cầm phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời. 

Nguyễn Đình

Các tin khác

YBĐT -Vụ đông xuân 2016 - 2017, huyện Lục Yên gieo cấy 3.350 ha với cơ cấu giống lúa lai 50% và lúa thuần 50%, phấn đấu năng suất đạt 56,5 tạ/ha, sản lượng đạt 18.930 tấn.

Diễn tập vệ sinh, khử trùng, tiêu độc tại chốt kiểm dịch động vật khu vực biên giới Lạng Sơn.

Ngày 10/4, theo thông tin từ Bộ Y tế, trước tình hình diễn biến phức tạp của cúm A/H7N9 và các chủng virus cúm gia cầm có khả năng lây nhiễm sang người và xâm nhập vào Việt Nam, Bộ Y tế vừa có văn bản yêu cầu sở y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai tốt công tác kiểm dịch y tế biên giới.

Cán bộ Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thị xã Nghĩa Lộ kiểm tra tình hình sâu bệnh hại lúa xuân.

YBĐT - Vụ xuân năm nay, thị xã Nghĩa Lộ gieo cấy hơn 770 ha lúa; trong đó, diện tích lúa hàng hóa chiếm trên 500 ha, diện tích áp dụng phân viên nén dúi sâu hơn hơn 90%.

Các dự án đầu tư may trên địa bàn tỉnh đang góp phần tạo việc làm, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. (Ảnh minh hoạ)

YBĐT - Các doanh nghiệp được ưu đãi về đơn giá thuê đất, thuê mặt nước, hỗ trợ về san tạo, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng; hỗ trợ kinh phí đào tạo lao động địa phương; kinh phí cho nhà đầu tư thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại và chính sách ưu đãi về thuế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục