FAO dự báo Việt Nam thuộc tốp 5 nước có sản lượng gạo lớn nhất 2017
- Cập nhật: Thứ tư, 14/6/2017 | 12:36:25 PM
Theo báo cáo Triển vọng Lương thực được Tổ chức Nông Lương của Liên hợp quốc (FAO) vừa công bố, sản lượng gạo toàn cầu năm nay nhiều khả năng sẽ tăng 0,7% so với năm ngoái lên mức hơn 502 triệu tấn nhờ các chính sách thúc đẩy sản xuất tại châu Á và sự phục hồi sản lượng tại Nam Mỹ và Australia.
Bốc xếp gạo xuất khẩu tại cảng Sài Gòn.
|
FAO nhận định năm nước có sản lượng gạo lớn nhất trong năm nay lần lượt là Trung Quốc (hơn 142 triệu tấn), Ấn Độ (trên 110 triệu tấn), Indonesia, Bangladesh và Việt Nam.
Sau hai năm suy giảm, khối lượng gạo xuất khẩu toàn cầu được dự báo sẽ tăng 5% trong năm nay, do các nước nhập khẩu chủ chốt tại châu Á tăng cường lượng nhập khẩu nhằm giảm sức ép lạm phát và bổ sung nguồn gạo dự trữ.
Khối lượng gạo xuất khẩu toàn cầu dự kiến đạt hơn 44 triệu tấn so với gần 44 triệu tấn của năm ngoái, trong đó Ấn Độ sẽ duy trì vị thế nước xuất khẩu gạo lớn nhất, đồng thời Thái Lan và Việt Nam được dự báo cũng sẽ tăng đáng kể khối lượng xuất khẩu.
Giá gạo trên thị trường quốc tế đã phục hồi ổn định từ đầu năm nay nhờ mức gai tăng nhu cầu thị trường và thay đổi tỷ giá tiền tệ tại Ấn Độ, Thái Lan. FAO dự báo chỉ số giá gạo năm nay sẽ đạt 202 điểm, tăng 8% so với mức cuối năm ngoái.
(Theo TTXVN)
Các tin khác
YBĐT - Vụ xuân năm 2017, Văn Yên gieo cấy 2.961 ha lúa, đạt 102,1% kế hoạch. Trong sản xuất lúa xuân, huyện thực hiện phân vùng, phân cơ cấu giống hợp lý. Đối với vùng cao, đưa 70% diện tích vào gieo cấy giống lúa lai gồm: Nhị ưu 838, Nghi hương 305…; vùng thấp bố trí 60% diện tích gieo cấy lúa thuần chất lượng cao như Chiêm hương, HT1…
YBĐT - Trong năm 2016 - 2017, Agribank Yên Bái đã vận động các tổ chức đoàn thể và cán bộ, công nhân viên, lao động ủng hộ các chính sách xã hội và các chương trình từ thiện nhân đạo với số tiền hơn 6,1 tỷ đồng.
Công ty cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) chính thức bầu vị trí Chủ tịch Hội đồng Quản trị tại phiên họp ngày 9/6 vừa qua.
YBĐT - Dự án “Quản lý rừng bền vững và đa dạng sinh học nhằm giảm phát thải CO2” gọi tắt là (Dự án KFW8), được triển khai thực hiện từ 2014 đến năm 2021.