An Thịnh tập trung chăm sóc lúa mùa

  • Cập nhật: Thứ năm, 3/8/2017 | 3:10:37 PM

YBĐT - Vụ mùa năm 2017, xã An Thịnh gieo cấy 234 ha lúa với cơ cấu 80% giống lúa thuần Chiêm hương. Trong vụ này, xã vẫn thực hiện canh tác cánh đồng một giống lúa Chiêm hương với diện tích 100 ha. Để phấn đấu năng suất đạt 60 tạ/ha, địa phương đã chỉ đạo nhân dân tập trung chăm sóc để lúa sinh trưởng và phát triển tốt.

Nông dân xã An Thịnh chăm sóc lúa mùa.
Nông dân xã An Thịnh chăm sóc lúa mùa.

Trong vụ này, xã vẫn thực hiện canh tác cánh đồng một giống lúa Chiêm hương với diện tích 100 ha. Để phấn đấu đạt năng suất lúa 60 tạ/ha, địa phương đã chỉ đạo nhân dân tập trung chăm sóc.

Đồng chí Nguyễn Chiến Thắng - Phó Chủ tịch UBND xã An Thịnh cho biết: “Khi vừa gieo cấy xong gặp mưa lớn kéo dài khiến một số diện tích bị ngập úng, xã đã cấp lúa giống dự phòng giúp người dân gieo cấy lại đồng thời chỉ đạo nhân dân tỉa dặm diện tích dày vào diện tích lúa bị chết do ngập úng để bảo đảm không chậm thời vụ. Chúng tôi chỉ đạo cán bộ nông lâm nghiệp xây dựng kế hoạch nạo vét hệ thống kênh mương nội đồng, điều tiết nước hợp lý để nông dân tập trung ra đồng tỉa dặm, làm cỏ, sục bùn cũng như thực hiện nghiêm quy trình bón phân, tạo điều kiện cho lúa phát triển tốt ngay từ đầu vụ”.

Hạn chế thấp nhất mức độ gây hại của sâu, bệnh và mưa bão, xã thường xuyên tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh về tác hại và các biện pháp, kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh; chỉ đạo cán bộ bám sát cơ sở thôn, thường xuyên thăm đồng, phát hiện kịp thời sâu, bệnh, có biện pháp chỉ đạo nông dân tiến hành phun thuốc khi có sâu, bệnh phát sinh để kịp thời khống chế, không để lây lan ra diện rộng; khuyến cáo nông dân không dùng điện, sử dụng thuốc không đúng danh mục để đánh bắt chuột, ốc bươu vàng.

Hiện nay, toàn bộ diện tích lúa của An Thịnh đang trong thời kỳ đẻ nhánh mạnh. Đây là thời kỳ quan trọng, tác động trực tiếp tới năng suất của cây lúa nên địa phương chỉ đạo các thôn, bản thực hiện việc điều tiết, phân bổ nguồn nước hợp lý cho từng giai đoạn sinh trưởng; hướng dẫn nhân dân bón phân, sử dụng phân nén dúi sâu, chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật và chủ động phòng trừ dịch hại trên cây lúa.

Chị Nguyễn Thị Yến ở thôn Đồng Vật cho biết: “Vụ mùa này, gia đình tôi gieo cấy 8 sào ruộng bằng giống lúa thuần Chiêm hương. Diện tích lúa đang bước vào giai đoạn đẻ nhánh mạnh nên tôi thường xuyên thăm đồng, bảo đảm đủ nước, đủ phân cũng như phòng trừ sâu, bệnh hại lúa”.

Tại cánh đồng thôn Làng Lớn, chị Nông Thị Tối cho biết: “Gia đình tôi trồng 6 sào lúa vụ này. Một số diện tích sau cấy bị ngập úng do mưa bão, song ngay sau khi nước rút, tôi đã tiến hành dặm tỉa lại và gieo cấy bù vào những diện tích bị ngập úng, bón thúc những diện tích mới cấy lại. Nay lúa đã bước vào giai đoạn đẻ nhánh, tôi đã bón các loại phân như u-rê, ka-li và phân chuồng hoai mục giúp cho cây cứng, sinh trưởng tốt, chuẩn bị bước vào thời kỳ đứng cái làm đòng. Trên một số diện tích lúa xuất hiện bệnh rầy nâu, rầy lưng trắng nhưng gia đình đã chủ động phun thuốc bảo vệ thực vật kịp thời, không để lây lan”.

Thời gian qua, độ ẩm cao, mưa kéo dài tạo điều kiện thuận lợi cho lúa sinh trưởng nhưng cũng làm phát sinh các loại sâu, bệnh hại lúa. Do vậy, xã chú trọng chỉ đạo nhân dân tăng cường thăm đồng, theo dõi sát sự sinh trưởng, phát triển của cây lúa và các đối tượng dịch hại để có biện pháp xử lý kịp thời, hiệu quả, nhất là các đối tượng hại nguy hiểm như bệnh đạo ôn, sâu đục thân, rầy nâu…

Phương châm chỉ đạo của xã và quyết tâm của nông dân là kịp thời phòng trừ, kiên quyết không để phát sinh diện tích mới. Cùng với phòng chống sâu, bệnh hại, An Thịnh vận động nhân dân tập trung tu sửa, nạo vét, khơi thông kênh mương, bảo đảm phục vụ nước tưới tiêu cho sản xuất.

Theo dự báo của ngành chuyên môn, hiện nay, thời tiết mưa nắng thất thường, bão gió cùng với tình hình sâu bệnh tương đối phức tạp. Để cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt, xã An Thịnh tập trung chỉ đạo nông dân thường xuyên thăm đồng để phát hiện kịp thời các loại sâu, bệnh phát sinh, chủ động phòng trừ, không để lây lan ra diện rộng làm ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng lúa mùa.

Lê Thanh

Các tin khác
Vợ ông Đinh Xuân Ngọ cho đàn dê ăn muối hàng ngày.

YBĐT - Năm ngoái thu về 200 triệu đồng tiền bán dê và nay đang còn hơn 100 con dê nuôi trên đảo hồ Thác Bà. Đó là thành quả của ông Đinh Xuân Ngọ ở thôn Núi Nì, xã Mông Sơn, huyện Yên Bình.

Trận lũ ống đêm ngày 2/8 rạng sáng ngày 3/8 gây ra nhiều thiệt hại đối với huyện Mù Cang Chải.

Trong Công điện số 07/CĐ-UBND ngày 3/8/2017, UBND tỉnh Yên Bái yêu cầu các sở, ngành thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai-Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) tỉnh, lãnh đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ động ứng phó với với mưa lũ, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét.

Huyện Văn Yên đã hình thành vùng chuyên canh ngô trên đất hai vụ lúa với diện tích 1.000 ha.

YBĐT - Thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2016 - 2020 và Nghị quyết chuyên đề số 06-NQ/HU, ngày 20/4/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Văn Yên về phát triển sản xuất nông nghiệp toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm, thời gian qua, huyện Văn Yên tập trung đẩy mạnh tái cơ cấu và phát triển ngành trồng trọt, chăn nuôi gắn với phát huy lợi thế của từng địa phương.

Người dân cần chú ý nguy cơ sạt lở ta luy vào mùa mưa là rất lớn và xảy ra. (Ảnh: Nguyễn Thanh)

YBĐT - Để chủ động trong công tác Phòng chống thiên tai -Tìm kiếm cứu nạn (PCTT- TKCN) năm 2017, Ban Chỉ huy PCTT - TKCN thành phố Yên Bái đã xây dựng kế hoạch với các phương án cụ thể; đảm bảo sát với tình hình thực tế của địa phương theo phương châm "4 tại chỗ". Trong đó, chú trọng tuyên truyền, chuẩn bị về lực lượng, phương tiện; tổ chức luyện tập các phương án sẵn sàng ứng phó với sạt lở ta luy trong mùa mưa.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục