Hỗ trợ vốn đối ứng ODA cho các địa phương
- Cập nhật: Thứ sáu, 11/8/2017 | 10:00:08 AM
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chương trình mục tiêu Hỗ trợ vốn đối ứng ODA cho các địa phương, giai đoạn 2016 - 2020.
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình mục tiêu Hỗ trợ vốn đối ứng ODA cho các địa phương, giai đoạn 2016 - 2020.
|
Mục tiêu cụ thể phấn đấu đến năm 2020 hỗ trợ 48 địa phương khó khăn về ngân sách có thêm nguồn lực tăng cường giải ngân phần vốn nước ngoài (khoảng 54.000 tỷ đồng) của các nhà tài trợ quốc tế.
Tiếp tục bổ sung khoảng 6.976 tỷ đồng vốn đối ứng để thực hiện hoàn thành 300 dự án chuyển tiếp từ giai đoạn 2011 - 2015 sang giai đoạn 2016 - 2020 sớm đưa vào sử dụng, phát huy hiệu quả.
Thực hiện các dự án khởi công mới giai đoạn 2016 - 2020 thực sự quan trọng được ký kết hiệp định tài trợ; các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện các dự án chuyển tiếp giai đoạn 2011 - 2015 sang giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 3.024 tỷ đồng vốn đối ứng.
Tổng kinh phí thực hiện Chương trình là 10.000 tỷ đồng từ ngân sách trung ương (điều chỉnh tăng thêm khi có dự án ODA khởi công mới được ký kết và khi có nguồn phù hợp theo quy định). Nguyên tắc phân bổ vốn đối ứng từ ngân sách trung ương của Chương trình thực hiện theo Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ngày 14/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020.
Giải pháp chủ yếu thực hiện Chương trình là xác định và dự kiến đủ vốn đối ứng ODA trong cả vòng đời dự án và bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 theo nguyên tắc ưu tiên bố trí đủ vốn đối ứng dự án theo cam kết. Xây dựng kế hoạch vốn đối ứng ODA hàng năm cho từng dự án theo nguyên tắc không vượt quá mức vốn trung hạn đã dự kiến, bố trí đủ, kịp thời theo tiến độ thực hiện dự án ODA, nhưng không vượt tỷ lệ được hỗ trợ theo quy định.
Bố trí vốn đối ứng cho các dự án ODA và vốn vay ưu đãi các nhà tài trợ nước ngoài theo hướng hoàn thành dứt điểm dự án theo thứ tự ưu tiên. Đồng thời, đánh giá chặt chẽ tính hiệu quả vốn đối ứng bố trí hỗ trợ cho 300 dự án chuyển tiếp từ 2011 - 2015, chấm dứt dự án không hiệu quả.
Về cơ chế huy động và sử dụng vốn đối ứng ODA, nguồn vốn ngân sách trung ương bố trí thực hiện Chương trình chỉ đảm bảo một phần cho các dự án ODA do địa phương quản lý. Quá trình thực hiện, các địa phương phải chủ động cân đối ngân sách địa phương và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện Chương trình, bảo đảm cơ cấu nguồn vốn của dự án đã được quyết định; sử dụng và quản lý nguồn vốn đúng mục đích, đúng quy định nhằm sử dụng hiệu quả, tiết kiệm và giải ngân kịp thời nguồn vốn ODA cho từng dự án.
Các tin khác
YBĐT - Nhờ dễ trồng, dễ chăm sóc và sản phẩm luôn được các doanh nghiệp thu mua nên cây măng mai ở xã Lâm Thượng, huyện Lục Yên đã và đang trở thành một trong những loại cây trồng chủ lực mang lại hiệu quả kinh tế cho nông dân.
YBĐT - Bức tranh giao thông thành phố Yên Bái với những cây cầu, những tuyến đường mới sẽ tạo diện mạo mới và trở thành động lực phát triển để thành phố Yên Bái trở thành đô thị loại II vào năm 2020 như Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XVIII đề ra. Theo đó, 5 dự án giao thông lớn trên địa bàn được lựa chọn triển khai.
YBĐT - Thông qua Quyết định số 250/QĐ-UBND ngày 19/02/2016 của UBND tỉnh Yên Bái về "Hỗ trợ thực hiện các mô hình mới về sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản có hiệu quả kinh tế cao trong năm 2016”, tỉnh đã phê duyệt kinh phí hỗ trợ 600 triệu đồng đối với 2 mô hình kinh tế hiệu quả là mô hình chăn nuôi bò thịt lai F1 BBB và mô hình trồng rau an toàn trong nhà kính, nhà lưới tại huyện Văn Chấn.
YBĐT - Mùa ngô năm nay, thêm một mùa nữa, bà con người Mông ở xã Hồ Bốn nhà nào cũng phấn khởi vì đã có giống ngô mới đem lại hiệu quả kinh tế cao. So với giống ngô thuần thì giá trị kinh tế của giống ngô nếp xám mi ni cao gấp 3 đến 4 lần.