Trạm Tấu nỗ lực thực hiện "30a"

  • Cập nhật: Thứ ba, 22/8/2017 | 8:09:07 AM

YBĐT - Giai đoạn 2010 - 2015, huyện Trạm Tấu tiếp nhận nguồn vốn 30a trên 1.415 tỷ đồng để thực hiện các chương trình giảm nghèo và 6 tháng đầu năm 2017 đã lồng ghép các chương trình, dự án với tổng kinh phí trên 87 tỷ đồng.

Nhờ các nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo nhanh và bền vững nên đời sống của nhân dân huyện Trạm Tấu từng bước được cải thiện. (Ảnh: Đồng bào Mông huyện Trạm Tấu sản xuất ngô theo hướng hàng hóa).
Nhờ các nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo nhanh và bền vững nên đời sống của nhân dân huyện Trạm Tấu từng bước được cải thiện. (Ảnh: Đồng bào Mông huyện Trạm Tấu sản xuất ngô theo hướng hàng hóa).

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo nhanh và bền vững (Nghị quyết 30a của Chính phủ), những năm qua, huyện Trạm Tấu đã tổ chức quán triệt nội dung Nghị quyết đến toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc trong huyện.

Đồng chí Giàng A Thào - Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện cho biết: "Để thực hiện Chương trình có hiệu quả, huyện đã thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết; xây dựng và ban hành nghị quyết chuyên đề và đề án thực hiện, trong đó xác định rõ lộ trình cụ thể hàng năm và nhu cầu kinh phí cần đầu tư.
 
Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, các xã thực hiện nghiêm túc các nội dung của đề án; hàng năm, lập kế hoạch chi tiết việc thực hiện đề án theo phân bổ và lộ trình sát với nhu cầu vốn và tình hình phát triển kinh tế, xã hội của địa phương; tăng cường tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về giảm nghèo; vận động người nghèo, hộ nghèo phát huy khả năng của bản thân, khơi dậy ý thức tự lực, tự cường vươn lên thoát nghèo”.

Cùng với đó, huyện đã huy động lồng ghép các nguồn lực, tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm các công trình, chú trọng các hạng mục, nhu cầu thiết yếu của nhân dân như: hỗ trợ giống, phân bón, công cụ, kỹ thuật sản xuất, các công trình thủy lợi, đường, trường học, trạm y tế. Nhờ vậy, trong giai đoạn 2010 - 2015, huyện Trạm Tấu tiếp nhận nguồn vốn trên 1.415 tỷ đồng để thực hiện các chương trình giảm nghèo và 6 tháng đầu năm 2017 đã lồng ghép các chương trình, dự án với tổng kinh phí trên 87 tỷ đồng.
 
Từ các nguồn vốn trên, đã góp phần thúc đẩy kinh tế, xã hội của huyện Trạm Tấu có bước phát triển quan trọng, tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm trên 7,5%; diện tích lúa, ngô 2 vụ tăng và từng bước đảm bảo an ninh lương thực cũng như hình thành những vùng chuyên canh ngô hàng hóa; khai hoang ruộng bậc thang được đẩy mạnh và năm 2016 khai hoang được 27 ha, dự kiến năm 2017 khai hoang 30,5 ha; 100% các xã có đường ô tô và có hệ thống lưới điện quốc gia; đời sống văn hóa - xã hội của người dân có nhiều chuyển biến; chất lượng cuộc sống được nâng lên; năng lực cán bộ cơ sở từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo nhanh và bền vững vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: đời sống của nhân dân vẫn gặp nhiều khó khăn; tỷ lệ hộ nghèo có giảm nhưng chưa bền vững và đến cuối năm 2016, huyện vẫn còn 3.994 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 67%; hộ cận nghèo là 513 hộ, tỷ lệ 8,61% (theo tiêu chí đa chiều).
 
Chất lượng đào tạo nghề chưa cao; một số chính sách hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập khó thực hiện do mức hỗ trợ thấp và đối tượng hẹp; tỷ lệ bố trí các nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương chưa cao (giai đoạn 2010 - 2015 đạt 47,4% nhu cầu vốn); tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào nguồn lực đầu tư của Nhà nước ở một bộ phận người dân vẫn còn.

Nói về kế hoạch triển khai thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo nhanh và bền vững trong thời gian tới, đồng chí Giàng A Thào cho biết thêm: huyện tiếp tục chỉ đạo nâng cao trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban chỉ đạo trong thực hiện Chương trình. Kết hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa việc thực hiện công tác giảm nghèo với kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội. Rà soát, thống kê đánh giá chính xác tỷ lệ hộ nghèo đa chiều hàng năm, xây dựng kế hoạch lộ trình cụ thể đối với việc giảm nghèo theo từng tiêu chí và phấn đấu hàng năm thoát nghèo từ 7% trở lên.
 
Tập trung thu hút, triển khai, lồng ghép các chương trình dự án với các chính sách hỗ trợ giảm nghèo, chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, đẩy mạnh phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp gắn với thực hiện các mô hình như: cây ngô đồi, cây sơn tra, chè Shan tuyết, lúa chất lượng cao.
 
Đẩy mạnh đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm; tạo điều kiện cho lao động đi xuất khẩu. Đồng thời, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân khơi dậy ý thức tự lực, tự cường vươn lên thoát nghèo. Phát huy vai trò của các tổ chức, đoàn thể, già làng, trưởng bản trong việc thực hiện xóa đói, giảm nghèo. Tăng cường công tác thanh kiểm tra, giám sát, đánh giá các hoạt động giảm nghèo cũng như hiệu quả các nguồn lực được đầu tư.

Văn Tuấn

Các tin khác
Cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Yên Bình kiểm tra khai thác cát sỏi trên sông Chảy thuộc địa phận huyện Yên Bình.

YBĐT - Một số công ty, nhà máy, cơ sở sản xuất trên địa bàn huyện vẫn chưa chấp hành tốt pháp luật về bảo vệ môi trường và vẫn còn những trường hợp khai thác khoáng sản trái phép. 

Sơ chế măng tre Bát độ xuất khẩu tại Công ty cổ phần Yên Thành, huyện Yên Bình.

YBĐT - Trở ngại chính mà doanh nghiệp đối mặt là: đơn hàng sụt giảm, thị trường thu hẹp, tiêu thụ sản phẩm chậm, tồn kho cao, nhiều doanh nghiệp thiếu vốn sản xuất, kinh doanh. 

Sau 8 năm triển khai dự án, hầm đường bộ Đèo Cả chính thức thông xe và đưa vào khai thác hôm nay (21/8).

Sáng nay (21/8), Bộ Giao thông vận tải (GTVT) chính thức thông xe toàn tuyến hầm đường bộ Đèo Cả. Đây là hầm đường bộ hiện đại nhất Việt Nam. Việc đưa hầm vào vận hành khai thác sẽ rút ngắn thời gian qua đèo Cả từ 60 phút xuống còn 10 phút.

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh  Đỗ Đức Duy chia sẻ khó khăn, giải đáp các đề xuất, kiến nghị của doanh nghiệp, doanh nhân tại Chương trình Cafe doanh nhân - Chính quyền đồng hành cùng doanh nghiệp.

YBĐT - Để thực hiện dự án đầu tư vào địa bàn, các doanh nghiệp, nhà đầu tư chỉ đến một nơi duy nhất là bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa liên thông tại Sở Kế hoạch và Đầu tư. Cùng với đó, việc đơn giản hóa thủ tục, rút ngắn thời gian thành lập doanh nghiệp xuống còn tối đa 2 ngày, giảm 50% thời gian giải quyết thủ tục hành chính về đầu tư. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục