Chuyện người trồng cam VietGAP ở Thượng Bằng La

  • Cập nhật: Thứ tư, 23/8/2017 | 7:45:44 AM

YBĐT - Lần đó, tôi về thôn Thiên Tuế, xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn để tìm hiểu tình hình của 5 hộ đầu tiên nơi đây thực hiện trồng cam an toàn theo VietGAP. Rất tình cờ, tôi đi chung chặng đường dài 30 km cùng một thanh niên 31 tuổi cũng ở thôn này. Hóa ra là em có hai người cậu ruột trồng cam VietGAP trong thôn.

Trong câu chuyện của em, hai năm qua, theo dõi hai cậu mình thực hiện các quy trình trồng cam an toàn thì em thấy công việc đó hoàn toàn không khó. Việc này cũng dễ hiểu và vô cùng cần thiết với những ai thật sự quan tâm thời cuộc, nắm bắt được quá trình vận động, xu thế phát triển của nền nông nghiệp Việt Nam hiện nay. Em đã lập gia đình và cũng đã có một con trai nhỏ. Vợ ở nhà, em có một xưởng sửa chữa ô tô, xe máy ngay trong thôn.
 
Công việc làm ăn của em cũng túc tắc được duy trì nhưng theo tính toán thì không thể cho thu nhập cao bằng việc trồng hơn 2 ha cam hàng năm của bố mẹ mình. Bố mẹ tuổi đã ngày thêm cao, sức thêm yếu, em trở thành trụ cột gia đình như lẽ thường. Em tính thế này, xưởng sửa chữa ô tô, xe máy vẫn cần duy trì cùng với việc sẽ tập trung đầu tư hơn nữa cho diện tích cam của nhà đang có.
 
Như bày tỏ của em thì có lúc đã muốn bỏ nhưng sau vẫn quyết định giữ xưởng sửa chữa ô tô, xe máy để tạo thu nhập thường xuyên hàng ngày bởi có việc làm, mình không có nhiều thời gian nhàn rỗi vô ích. Hơn nữa, nếu chỉ trông nguyên vào cây cam thì quãng thời gian trống để chờ một vụ thu hoạch kéo dài khá lâu trong năm. Đầu tư nhiều hơn cho cây cam cũng để vợ có một việc làm lâu dài.

Cây cam đồi ở Thiên Tuế nổi tiếng khắp vùng, em bảo đó là sự ưu ái của thiên nhiên nên mình phải biết khai thác triệt để thế mạnh này. Tuy nhiên, muốn gắn bó bền vững cùng cây cam, không thể khác phải đi theo xu thế hiện thời: cam kết cung ứng cho thị trường sản phẩm sạch.
 
Em học được nhiều điều qua hai vụ trồng cam VietGAP của hai người cậu và nghĩ rằng bản thân có thể làm tốt như các cậu đã làm. Tâm đắc nhất là người cậu ruột của mình luôn lấy chữ "đức” làm trọng trong cả cuộc sống cũng như khi trồng cây cam, đưa sản phẩm cam sạch ra thị trường, em nói điều đó có sức ảnh hưởng rất lớn đến mình, về con đường lâu dài em đã, đang và sẽ đi. Bắt đầu từ vụ sau, em sẽ tiến hành trồng cam an toàn theo VietGAP với những gì đã học được từ các cậu, tự nghiên cứu, tìm hiểu thêm qua các hình thức khác.
 
Điều này đến với em một cách rất tự nhiên và cũng tự nhiên trở thành một điều em muốn làm. Cũng qua các cậu, em hiểu rõ sản phẩm cam VietGAP còn có những khó khăn, chưa có gì khác biệt trong nhận thức của người tiêu dùng trên thị trường tiêu thụ.
 
Em nghĩ, các cậu đã khá lớn tuổi mà còn tiên phong làm việc đó thì tại sao mình còn trẻ, tương lai rất dài, cuộc sống mưu sinh đặt rất nhiều kỳ vọng vào cây cam thì tại sao lại không mạnh dạn chấp nhận thử thách, khó khăn? Đặt ra một mục tiêu cũng đồng nghĩa tự mình đã xác định mọi điều sẽ phải đối mặt.
 
Tự tin, em hẹn: "Một ngày chị trở lại, cả thôn Thiên Tuế đã trồng cam sạch và em cũng đã là một người xuất sắc trồng cam an toàn VietGAP”. Lời em nói đã nhen lên hy vọng trong tôi.

Nguyễn Thơm

Các tin khác
Ảnh minh họa.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ban Chỉ đạo 389 cùng với các địa phương tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các vụ buôn lậu thuốc lá.

Cán bộ Chi cục Thuế huyện Lục Yên trao đổi về công tác kiểm tra thuế.

YBĐT - Hàng trăm triệu đồng được thu hồi, nộp vào ngân sách Nhà nước là kết quả mà Chi cục Thuế huyện Lục Yên đạt được qua công tác kiểm tra trong 6 tháng đầu năm 2017. Với dự báo công tác thu ngân sách sẽ còn nhiều thách thức, việc phối hợp giữa các ngành chức năng phải chặt chẽ nhằm đẩy mạnh chống thất thu, góp phần ngăn chặn kịp thời hành vi gian lận thuế, hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Trận lũ quét kinh hoàng đêm 2 rạng sáng 3/8 đã gây thiệt hại khoảng trên 546,47 tỷ đồng cho huyện Mù Cang Chải.

YBĐT - Theo báo cáo của Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn (PCTT - TKCN) tỉnh Yên Bái, tính đến 17 giờ ngày 21/8 (tức sau 18 ngày xảy ra trận lũ quét kinh hoàng tại Mù Cang Chải), công tác khắc phục hậu quả vẫn đang được triển khai.

Nhờ các nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo nhanh và bền vững nên đời sống của nhân dân huyện Trạm Tấu từng bước được cải thiện. (Ảnh: Đồng bào Mông huyện Trạm Tấu sản xuất ngô theo hướng hàng hóa).

YBĐT - Giai đoạn 2010 - 2015, huyện Trạm Tấu tiếp nhận nguồn vốn 30a trên 1.415 tỷ đồng để thực hiện các chương trình giảm nghèo và 6 tháng đầu năm 2017 đã lồng ghép các chương trình, dự án với tổng kinh phí trên 87 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục