Xây dựng khu giết mổ gia súc, gia cầm tập trung: “Bài toán” của địa phương và doanh nghiệp
- Cập nhật: Thứ tư, 6/9/2017 | 7:59:00 AM
YênBái - YBĐT - Theo thống kê, trên địa bàn tỉnh Yên Bái có trên 720 hộ tham gia giết mổ (điểm giết mổ) nhỏ lẻ nằm phân tán xen kẽ trong khu dân cư và đa phần không có hệ thống xử lý chất thải hợp vệ sinh. Công tác kiểm soát giết mổ động vật không thể thực hiện được theo quy trình.
Gia cầm được giết mổ ngay tại Chợ nông sản Mường Lò.
|
Nguyên nhân chính là do tỉnh thiếu cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung. Việc xây dựng khu giết mổ gia súc, gia cầm tập trung đã được tỉnh triển khai nhưng gặp khó khăn và đâu là giải pháp?
Bên cạnh đó, công tác kiểm soát giết mổ động vật không thể thực hiện được theo quy trình. Nguyên nhân chính là do tỉnh thiếu cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung. Việc xây dựng khu giết mổ gia súc, gia cầm tập trung đã được tỉnh triển khai nhưng gặp khó khăn và đâu là giải pháp?
Thực trạng giết mổ gia súc, gia cầm
Đúng 7 giờ sáng, chúng tôi đến khu chợ C của khu Chợ nông sản Mường Lò. Hàng trăm con gia cầm được bày bán. Gà, vịt, ngan, ngỗng ngoài được các thương lái nhập về từ khắp nơi thì ở đây các gia đình nuôi nhỏ lẻ cũng đem bán một vài con để lấy tiền chi tiêu. Bất cứ khi nào khách hàng có nhu cầu mua, mổ thịt, các thương lái đều đáp ứng.
Kết quả điều tra năm 2017, toàn tỉnh có trên 720 hộ giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ, trong đó có 24 hộ giết mổ trâu, bò; 626 hộ giết mổ lợn và 70 hộ giết mổ gia cầm. Các hộ giết mổ rất nhỏ lẻ, thường 1 - 3 con lợn/ngày và 10 - 20 trâu bò/hộ/tháng. Hộ giết mổ có quy mô lớn trên 5 lợn/ngày là 16 hộ, tập trung chủ yếu tại thành phố Yên Bái và thị xã Nghĩa Lộ.
Theo cán bộ thú y thị xã, trước mắt, để đảm bảo an toàn dịch bệnh và an toàn thực phẩm trong giết mổ gia súc, gia cầm thì cơ quan thú y thị xã đã căn cứ vào Khoản 1, Điều 69 của Luật Thú y năm 2015. Theo đó, trong trường hợp tại các vùng nông thôn, miền núi có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn chưa có cơ sở giết mổ động vật tập trung thì việc giết mổ động vật được thực hiện tại cơ sở nhỏ lẻ và phải đáp ứng yêu cầu vệ sinh thú y.
Năm 2016, tỉnh Yên Bái đã xây dựng "Dự án Quy hoạch cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2030”. Dự án được kỳ vọng sẽ thu hút các nguồn lực đầu tư vào xây dựng cơ sở giết mổ tập trung; cung cấp sản phẩm thịt đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe con người, hạn chế dịch bệnh lây lan trên đàn gia súc, gia cầm; phát triển ngành chăn nuôi một cách bền vững và bảo đảm vệ sinh môi trường.
Theo Dự án này, tỉnh Yên Bái sẽ quy hoạch 11 điểm giết mổ gia súc, gia cầm tập trung ở các huyện thị. Dự án đã được phê duyệt, nhưng trên thực tế việc đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ tập trung là rất khó khăn. Nguyên nhân thì ai cũng biết vì kinh phí nhà nước chưa có, trong khi đó, các địa phương không kêu gọi đầu tư của các doanh nghiệp. Theo tiến trình thực hiện Dự án đến nay, tỉnh chưa xây dựng được 1 khu giết mổ tập trung nào.
Tại thị xã Nghĩa Lộ, theo Dự án Quy hoạch cơ sở giết mổ của tỉnh Yên Bái đối với thị xã, cơ sở giết mổ tập trung đặt tại thôn Ả Hạ, xã Nghĩa Phúc. Địa điểm này là phù hợp, đầy đủ các điều kiện thuận lợi để xây dựng cơ sở giết mổ như: vị trí, quỹ đất, đường giao thông, điện, nước, xử lý môi trường... nhưng khó nhất là huy động được vốn đầu tư của các doanh nghiệp.
Tìm cách tháo gỡ từng vấn đề, thị xã Nghĩa Lộ đã căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai 2013, để có chính sách cụ thể quy hoạch các cơ sở giết mổ tập trung; tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân được giao đất, cho thuê đất để đầu tư sản xuất, xây dựng cơ sở giết mổ tập trung. Thị xã cũng tuân thủ theo hướng chỉ đạo của tỉnh về chính sách hỗ trợ đất đai.
Được biết, tỉnh cũng có chủ trương hỗ trợ chi phí vận hành công trình xử lý chất thải trong hàng rào được đầu tư xây dựng từ vốn ngân sách Nhà nước trong 2 năm đầu đưa công trình vào khai thác sử dụng. Ngoài ra, tỉnh còn hỗ trợ các doanh nghiệp và các cơ sở lưu thông phân phối, đầu tư xây dựng và cải tạo hệ thống cửa hàng bán thịt đảm bảo vệ sinh, nhằm tăng cường khả năng chiếm lĩnh thị trường của sản phẩm giết mổ công nghiệp.
Khó khăn nữa đối với huyện thị đó là, nhân lực tại các cơ sở giết mổ. Các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm nếu được đưa vào vận hành thì bộ máy quản lý tối thiểu phải có, đó là kiểm dịch viên trạm chăn nuôi và thú y thực hiện kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y hoặc do thú y xã, phường thực hiện kiểm dịch; kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y, dưới sự giám sát về kỹ thuật của trạm chăn nuôi và thú y huyện, thị. Mỗi cơ sở giết mổ tập trung phải có phòng thú y và trang bị một số dụng cụ xét nghiệm ký sinh trùng, dụng cụ lấy mẫu xét nghiệm vi sinh, hóa sinh và bảo quản mẫu.
Có lẽ, để xây dựng khu giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, tỉnh Yên Bái đã đặt ra giai đoạn từ nay đến năm 2020. Thời gian thực hiện còn rất dài, điều cần làm lúc này là các huyện, thị phải thường xuyên phổ biến rộng rãi những quy định của Nhà nước về giết mổ, chế biến, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm gia súc, gia cầm.
Nguyễn Nhật Thanh
Các tin khác
YBĐT - Thời gian qua, Hội Nông dân xã Hát Lừu, huyện Trạm Tấu đã có nhiều hoạt động thiết thực hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế.
Từ 15h00 hôm nay ngày 5/9, giá xăng RON 92 tăng thêm 306 đồng/lít, giá xăng E5 tăng 285 đồng/lít, các loại dầu tăng từ 43 – 155 đồng/lít.
YBĐT - Thời gian qua, công tác quản lý thuế đối với cá nhân sản xuất, kinh doanh, vận tải, dịch vụ, cho thuê tài sản, cho thuê nhà, thuê mặt bằng đã có nhiều chuyển biến tích cực góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cá nhân kinh doanh, hạn chế thất thu cho ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, tiềm năng này vẫn còn và có thể khai thác ở mức cao hơn, các cá nhân kinh doanh (CNKD) kê khai doanh thu chưa sát thực tế.
YBĐT - Đã nhiều ngày trôi qua, kể từ khi huyện Mù Cang Chải phải gánh chịu hậu quả nặng nề về người, tài sản do lũ quét. Đến nay, công tác khắc phục hậu quả thiên tai cơ bản bảo đảm, đời sống những gia đình bị thiệt hại đã dần ổn định. Nhiều bài học kinh nghiệm đã được rút ra, trong đó, sự chỉ đạo kịp thời, sát sao của chính quyền các cấp; sự phối hợp, hiệp đồng giữa các lực lượng và bảo đảm an sinh xã hội cho dân sau lũ... chính là cách làm hiệu quả, giúp dân vượt qua nỗi đau lũ quét.