Xóa bỏ phiền hà cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu

  • Cập nhật: Thứ năm, 26/10/2017 | 11:58:48 AM

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp- Phát triển nông thôn (NN-PTNT) đã tích cực triển khai các hoạt động để rà soát, mạnh dạn cắt bỏ hoặc đơn giản hóa các thủ tục hành chính gây khó khăn trở ngại cho doanh nghiệp.

May xuất khẩu tại Công ty may Việt Tiến.
May xuất khẩu tại Công ty may Việt Tiến.

Ngày 25-10 tại Hà Nội, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ do Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng làm tổ trưởng đã có buổi làm việc với Bộ NN-PTNT để kiểm tra công tác cải cách thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế một cửa có liên quan đến hoạt động kiểm tra chuyên ngành, đồng thời truyền đạt các ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. 

Quyết liệt cắt bỏ 118 thủ tục

Theo báo cáo của Bộ NN-PTNT do Thứ trưởng Hà Công Tuấn trình bày, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, trong thời gian qua, Bộ NN-PTNT đã tích cực triển khai các hoạt động để rà soát, mạnh dạn cắt bỏ hoặc đơn giản hóa các thủ tục hành chính gây khó khăn trở ngại cho doanh nghiệp. Theo đó, trong tổng số 345 điều kiện đầu tư kinh doanh, bộ đã đề xuất bãi bỏ, sửa đổi theo hướng rút gọn 118 thủ tục.

Riêng về hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, hiện đang có 40 thủ tục hành chính thuộc chức năng quản lý của Bộ NN-PTNT. Tuy nhiên trong thời gian qua, Bộ NN-PTNT đã chỉ đạo phải xây dựng các văn bản quy phạm theo hướng tinh gọn, giảm thiểu chi phí, rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ, trình tự thủ tục cho doanh nghiệp.
 
Nhờ vậy thời gian kiểm tra chuyên ngành được rút ngắn như đối với quy trình kiểm tra thủy sản xuất khẩu từ 5 - 7 ngày xuống chỉ còn 8 giờ, có nhiều lô hàng được cấp giấy chứng nhận chỉ trong 2 - 3 giờ, tiết kiệm cho doanh nghiệp từ 15% - 20% chi phí. Các thủ tục nhập khẩu nông sản - vật tư cũng rút ngắn từ 24 giờ xuống còn không quá 4 - 10 giờ. Nhờ việc cải cách triệt để thủ tục hành chính đã tiết kiệm nhiều chi phí cho doanh nghiệp. Chỉ tính riêng kiểm dịch động vật và thực vật đã giúp doanh nghiệp tiết kiệm gần 900 tỷ đồng/năm.

Tại buổi làm việc, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết Thủ tướng đánh giá cao những nỗ lực của toàn ngành nông nghiệp trong thời gian qua. Theo Tổ trưởng Tổ công tác, Thủ tướng ghi nhận kết quả về tái cơ cấu, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tiếp tục đổi mới tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh doanh liên quan tới lĩnh vực nông nghiệp.
 
Nhờ vậy, trong 9 tháng năm 2017, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đã đạt 27 tỷ USD, tăng 14,1% so với cùng kỳ năm 2016 và nếu không có biến động về thị trường thì có thể đạt con số lý tưởng là 34 - 35 tỷ USD vào cuối năm nay. Thủ tướng cũng đánh giá cao sự chủ động của Bộ NN-PTNT trong việc khắc phục hậu quả thiên tai.

Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ cũng đánh giá cao việc Bộ NN-PTNT chủ động cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh, đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền quản lý, từ 345 điều kiện xuống còn 227 điều kiện để tiếp tục xem xét. Công tác kiểm tra chuyên ngành của Bộ NN-PTNT cũng có chuyển biến rõ nét, thể hiện sự cầu thị, cởi mở, quyết tâm và đây là sự chuyển đổi từ tư tưởng nhận thức.

Tiếp tục nỗ lực cải cách thủ tục hành chính

Tuy nhiên, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết Thủ tướng cũng lưu ý Bộ NN-PTNT một số vấn đề quan trọng, như tình trạng chặt phá rừng, từ năm 2016 Thủ tướng đã yêu cầu ngăn chặn nhưng hiện còn bất cập, cần phải quản lý tốt hơn. Đặc biệt là vấn đề tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp, theo ông Mai Tiến Dũng, hiện nay vẫn có những bất cập liên quan đến công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu.
 
Còn có tình trạng chồng chéo, một mặt hàng phải chịu sự điều chỉnh của nhiều quy định khác nhau, dẫn đến kiểm tra trùng lặp. Thậm chí, có mặt hàng như kén tằm, côn trùng vừa phải kiểm dịch động vật vừa phải kiểm dịch thực vật.
 
Tương tự là các mặt hàng động vật tươi sống, thức ăn chăn nuôi, thủy sản, sản phẩm thủy sản… xuất hoặc nhập khẩu. Trước thực tế còn chồng chéo trong kiểm tra chuyên ngành, ông Mai Tiến Dũng đề nghị Bộ NN-PTNT công bố với báo chí, doanh nghiệp, người dân để biết "từ nay trở đi cái gì bỏ, cái gì không bỏ, cái gì tiếp tục rà soát sửa đổi”.
 
Đối với những mặt hàng có sự chồng chéo về quản lý và kiểm soát giữa Bộ NN-PTNT, Bộ Công thương và Bộ Y tế… cần làm rạch ròi theo hướng một mặt hàng chỉ giao cho một bộ chủ trì quản lý kiểm tra chuyên ngành.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cũng yêu cầu Bộ NN-PTNT tiếp tục nỗ lực cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa quốc gia. Hiện tại, tổng số thủ tục hành chính sẽ thực hiện trên cơ chế một cửa quốc gia là 26 thủ tục nhưng đến nay Bộ NN-PTNT mới xác định được 11 thủ tục, như vậy vẫn còn 15 thủ tục cần khẩn trương kết nối và thực hiện theo kế hoạch đã đăng ký.

Tại buổi làm việc, ông Mai Tiến Dũng cũng cho biết, Thủ tướng đánh giá cao khi thị trường thịt heo biến động giảm bất thường, nhưng Bộ NN-PTNT đã không can thiệp bằng các mệnh lệnh hành chính mà chủ động tìm kiếm thị trường xuất khẩu, tìm hướng đi mới cho ngành chăn nuôi.
 
(Theo SGGP)

Các tin khác
Chăn nuôi dê - hướng phát triển kinh tế hiệu quả ở xã Mồ Dề.

YBĐT - Mồ Dề là xã đặc biệt khó khăn của huyện Mù Cang Chải, song bà con ở đây đã bám sát sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương cùng các cơ chế, chính sách ưu đãi của Nhà nước để khai thác tiềm năng kinh tế địa phương.

YBĐT - Trở lại các xã vùng lũ huyện Văn Chấn sau mấy ngày nước rút, người dân nơi đây đang dồn sức khắc phục hậu quả để sớm ổn định cuộc sống. Trên đường vào các xã: Phúc Sơn, Hạnh Sơn huyện Văn Chấn, chúng tôi bắt gặp những đống lúa đen sệt của màu bùn lũ được người dân phơi trên các mặt sân.

Ảnh minh họa.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ chỉ đạo từ năm 2019, triển khai đồng bộ thu giá dịch vụ không dừng đối với tất cả các tuyến quốc lộ được đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT trên cả nước.

Công nhân Công ty cổ phần Yên Thành (Yên Bình) đóng gói sản phẩm măng tre Bát độ để xuất khẩu.

YBĐT - Trong năm 2015 - 2016, Sở Công thương Yên Bái đã triển khai thực hiện Đề tài "Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp xúc tiến thương mại thúc đẩy xuất khẩu (XK) các mặt hàng có thế mạnh của tỉnh Yên Bái”. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2015 - 2020 đặt ra đến năm 2020 giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 200 triệu USD,

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục