Quản lý và sử dụng nhãn hiệu tập thể “Cam Văn Chấn”: Tín hiệu vui từ các hợp tác xã

  • Cập nhật: Thứ tư, 20/12/2017 | 8:15:33 AM

YBĐT - Ngày 11/11/2016, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã ban hành Quyết định 72586/QĐ-SHTT cấp Giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể cho "Cam Văn Chấn” tỉnh Yên Bái. Để quản lý và sử dụng có hiệu quả nhãn hiệu tập thể "Cam Văn Chấn”, cùng với việc quy hoạch vùng chuyên canh cam, huyện Văn Chấn đã thành lập các hợp tác xã, bước đầu làm tốt vai trò cầu nối giữa nhân dân với doanh nghiệp và cơ quan quản lý Nhà nước.

Thành viên Hội đồng Quản trị Hợp tác xã Trồng cây ăn quả và Dịch vụ tổng hợp Trần Phú kiểm tra mô hình trồng cam của thành viên Phạm Hải Đường.
Thành viên Hội đồng Quản trị Hợp tác xã Trồng cây ăn quả và Dịch vụ tổng hợp Trần Phú kiểm tra mô hình trồng cam của thành viên Phạm Hải Đường.

Mới thành lập được 3 tháng, song Hợp tác xã (HTX) Trồng cây ăn quả và Dịch vụ tổng hợp Trần Phú ở thị trấn Nông trường Trần Phú đã làm khá tốt việc liên kết, hỗ trợ các thành viên thay đổi tư duy, tập quán canh tác để quản lý và khai thác hiệu quả nhãn hiệu cam Văn Chấn.
 
Với 48 thành viên, chiếm 30% diện tích trồng cam của thị trấn, phương thức hoạt động của HTX là mô hình của hộ thành viên nào, hộ thành viên đó tự quản lý và hưởng lợi; HTX liên kết với doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm đầu vào như: phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, cây giống... đảm bảo và cho thành viên được trả chậm. Ngay sau khi thành lập, HTX đã mời các cán bộ Viện Di truyền nông nghiệp về tìm hiểu nguyên nhân bệnh nấm ở cây cam.
 
Qua đó, chuyển giao cách điều trị cũng như các kỹ thuật canh tác mới, đúng với quy trình sản xuất. Thông qua HTX, các quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu tập thể, quy trình cấp và thu hồi quyền sử dụng nhãn hiệu cũng được triển khai sâu rộng đến các thành viên.
 
Anh Nguyễn Trung Thành - Giám đốc HTX cho biết: "Mục đích thời điểm này của HTX là tuyên truyền để bà con thay đổi tư duy, tập quán canh tác, tích cực ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất. Bước đầu, bà con đã thay đổi tư duy, thuốc trừ cỏ hoàn toàn được loại bỏ, tích cực ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất. Đặc biệt là, bà con đã hiểu được lợi ích thiết thực lâu dài của việc sử dụng nhãn hiệu trong sản xuất kinh doanh sản phẩm cam trên thị trường thời kỳ hội nhập. Từ đó, nâng cao ý thức, trách nhiệm của các thành viên trong sản xuất theo tiêu chuẩn, quy chuẩn, tạo ra sản phẩm sạch, có chất lượng, uy tín, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm”.

Hợp tác xã Sản xuất và Dịch vụ cam an toàn Văn Chấn ở xã Thượng Bằng La cũng tập trung tuyên truyền, vận động bà con thay đổi tư duy canh tác lạc hậu, nhỏ lẻ sang sản xuất tập trung, ứng dụng khoa học, kỹ thuật, tạo ra sản phẩm hàng hoá tập trung, có sức cạnh tranh trên thị trường.
 
Đúng với cái tên của mình, các thành viên trong HTX phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh bằng các loại thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc vi sinh, hữu cơ vừa bảo đảm an toàn, vừa tiết kiệm chi phí, bảo vệ môi trường. Việc quan tâm sản xuất, cung ứng sản phẩm cam sạch cho thị trường cũng luôn được HTX chú trọng tuyên truyền, vận động, nhắc nhở, theo dõi, đôn đốc, giám sát, kiểm tra tại các đồi cam, vườn cam của thành viên.
 
Được biết, HTX đăng ký 16,4 ha sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap song thực tế 45 ha trồng cam đều được thực hiện theo đúng quy trình của VietGap. Vì vậy, không có sự phân biệt giữa VietGAP với cam thường. HTX cũng đã ký cam kết tuân thủ quy định về sử dụng tem nhãn, bao bì sản phẩm.
 
Các thành viên HTX đều nhận thức được ý nghĩa của việc sử dụng nhãn hiệu tập thể, từ đó cam kết sản xuất theo đúng quy trình, kỹ thuật sản xuất đáp ứng yêu cầu về chất lượng theo quy trình kiểm soát chất lượng và tiêu chuẩn, góp phần giữ vững và phát triển nhãn hiệu tập thể này. Là một trong những thành viên của HTX, gia đình bà Vũ Thị Lợi cũng là 1 trong 5 hộ được chọn xây dựng mô hình trồng cam an toàn theo VietGAP.
 
Bà Lợi chia sẻ: "Chúng tôi nhận thức rõ một việc là nếu muốn tiêu thụ được nhiều sản phẩm và lâu dài thì bản thân mình phải sản xuất theo đúng quy trình sạch, đồng bộ, diện tích lớn, sản lượng lớn, chất lượng tốt”.

Đến nay, huyện Văn Chấn đã thành lập được 4 HTX tại 3 xã, thị trấn: xã Thượng Bằng La, Nông trường Trần Phú, xã Bình Thuận. Huyện sẽ tiếp tục thành lập các HTX tại 9/9 xã, thị trấn nằm trong vùng quy hoạch chuyên cam của huyện để tiếp tục làm tốt vai trò cầu nối giữa nhân dân với doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước. Từ đó, quản lý và sử dụng hiệu quả nhãn hiệu cam Văn Chấn, tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường.

Hoài Anh

Các tin khác
Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thăm cơ sở sản xuất rau sạch công nghệ cao bằng phương pháp thủy canh theo tiêu chuẩn VietGAP ở xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái. (Ảnh: Thanh Chi)

YBĐT - Chuyển từ sản xuất dựa vào kinh nghiệm, manh mún, nhỏ lẻ sang ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, sản xuất an toàn, chuyên canh hàng hóa đã và đang góp phần xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới (XDNTM) ở xã Văn Phú, thành phố Yên Bái. Tuy chưa giàu có, nhưng mô hình sản xuất rau an toàn theo chuỗi giá trị đã tạo việc làm, thu nhập ổn định ngay trên chính mảnh đất quê hương mình.

YBĐT - Ngày 19/12, đồng chí Đỗ Đức Duy - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì buổi làm việc với lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thị xã, thành phố về tiến độ giải ngân kế hoạch năm 2017 và tình hình triển khai thực hiện các dự án, công trình trọng điểm.

Lãnh đạo huyện Yên Bình kiểm tra công tác phòng chống đói, rét cho đàn gia súc tại xã Yên Bình.

YBĐT - Chủ động che chắn chuồng trại, dự trữ thức ăn,  chú ý tiêm phòng để bảo vệ gia súc trong những ngày giá rét.

Ảnh minh hoạ.

Tính đến ngày 30/11, tại 31 tỉnh phía Bắc, số vụ vi phạm pháp luật về rừng đã giảm 1.200 vụ (21%), diện tích rừng bị thiệt hại giảm hơn 2.000 ha (hơn 70%) so với cùng kỳ năm 2016.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục