Niềm vui nghề “ăn cơm đứng”

  • Cập nhật: Thứ sáu, 29/12/2017 | 8:01:09 AM

YBĐT - Chương trình trồng dâu, nuôi tằm của huyện Trấn Yên đã và đang mang lại hiệu quả thiết thực cho 872 hộ thuộc 9 xã trong huyện; mỗi năm giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động nông thôn. 

Cán bộ Phòng Nông nghiệp - Phát triển nông thôn huyện Trấn Yên hướng dẫn các hộ dân thôn 12, xã Báo Đáp cách đốn tỉa, chăm sóc cây dâu.
Cán bộ Phòng Nông nghiệp - Phát triển nông thôn huyện Trấn Yên hướng dẫn các hộ dân thôn 12, xã Báo Đáp cách đốn tỉa, chăm sóc cây dâu.

Năm 2001, huyện Trấn Yên bắt đầu triển khai thực hiện thí điểm chương trình trồng dâu, nuôi tằm tại xã Việt Thành. Kết quả cho thấy, trồng dâu, nuôi tằm có hiệu quả, phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai, lao động của địa phương. Huyện đã chỉ đạo phát triển chương trình trồng dâu, nuôi tằm mở rộng ra các xã: Báo Đáp, Tân Đồng, Y Can, Hòa Cuông... Đến năm 2017, nhân dân trong huyện đã trồng được 270 ha dâu, nuôi tằm đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều lần so với trồng các loại cây màu khác.

Đầu tháng 12/2017, chúng tôi cùng các đồng chí lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Trấn Yên đi tham quan một số mô hình tại xã Báo Đáp và Tân Đồng. Trên đường đi từ trung tâm huyện Trấn Yên qua xã Việt Thành, Báo Đáp, Tân Đồng... đến đâu cũng thấy những bãi soi và một số diện tích ruộng cấy lúa kém hiệu quả đã chuyển sang trồng dâu, nuôi tằm. Tôi cho xe dừng lại trên con đường bê tông thôn 12, xã Báo Đáp ghi lại hình ảnh những bà con nông dân ở đây đang đốn tỉa, chăm sóc những diện tích dâu cuối vụ.
 
Ông Lê Văn Tiến - Tổ trưởng Tổ hợp tác trồng dâu, nuôi tằm thôn 12, xã Báo Đáp phấn khởi khoe: "Gia đình tôi bắt đầu tham gia chương trình trồng dâu, nuôi tằm từ năm 2002. Được huyện hỗ trợ hai lần giống, phân bón trồng 3 sào dâu, nuôi tằm lấy kén. Tôi thấy trồng dâu, nuôi tằm đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn trồng lúa, ngô nên tiếp tục mở rộng diện tích trồng dâu, nuôi tằm. Đến nay, gia đình tôi có gần 0,5 ha dâu. Năm 2016, nuôi tằm thu được 800 kg kén, bán giá bình quân 100.000 đồng/kg, trừ chi phí tiền mua tằm giống lãi trên 70 triệu đồng. 

Năm nay, cây dâu tốt hơn, tôi dự định sẽ thu 1,2 tấn kén, nhưng lại bị lũ ngập mất 4 sào dâu nên chỉ thu 900 kg kén, trừ chi phí lãi trên 80 triệu đồng. So với cấy lúa, trồng ngô và nuôi lợn thì trồng dâu, nuôi tằm cho thu nhập cao hơn nhiều lần. Đầu ra kén tằm thì không phải lo nữa, nhân dân sản xuất được bao nhiêu kén là ông "chủ tằm” thu mua hết. Năm ngoái, tôi làm nhà tằm 60 m2 hết 40 triệu đồng, còn được ông "chủ tằm” hỗ trợ 5 triệu đồng...”.
 
Ở xã Báo Đáp hiện có 291 hộ trồng dâu, nuôi tằm. Riêng thôn 12 có trên 90 hộ làm nghề trồng dâu, nuôi tằm, thu nhập bình quân từ trồng dâu, nuôi tằm từ 80 đến 100 triệu đồng.
 
Để tiếp tục phát triển nghề trồng dâu, nuôi tằm của địa phương, ông Trần Quang Trung - Chủ tịch UBND xã Báo Đáp cho biết: "Hiện nay, xã có 58,6 ha dâu. Những năm tới, xã sẽ vận động nhân dân trồng thêm khoảng 30 ha dâu nữa để nuôi tằm, tăng nguồn thu nhập cho nhân dân. Thực tế năm vừa rồi mà không có cây dâu để nuôi tằm kéo lại thì rất gay”.
 
Nghề trồng dâu, nuôi tằm không chỉ đang nhân rộng ở Việt Thành, Báo Đáp, Quy Mông mà đang phát triển khá mạnh ở xã Tân Đồng.
 
Hiện nay, xã Tân Đồng có trên 105 ha dâu, có 327 hộ dân làm nghề trồng dâu, nuôi tằm, nhiều hộ có thu nhập khá cao từ cây dâu, con tằm như: hộ bà Hán Thị Liệu ở thôn 3, thu nhập 100 triệu đồng/năm; hộ ông Hà Văn Cường ở thôn 4 thu nhập 150 triệu đồng/năm; hộ bà Nguyễn Thị Vân ở thôn 5, vừa nuôi tằm giống vừa trồng dâu, nuôi tằm lấy kén, thu nhập 200 triệu đồng/năm...

Năm 2016, sản lượng kén tằm của toàn huyện đạt 358,8 tấn, tăng 75 tấn so năm 2015, giá trị thu nhập gần 40 tỷ đồng. Năm 2017, sản lượng kén tằm của huyện ước đạt 425, tăng 66,2 tấn so năm trước, giá trị thu nhập gần 50 tỷ đồng.

Để phát triển nghề trồng dâu, nuôi tằm những năm tới, huyện Trấn Yên đã xây dựng Đề án "Phát triển trồng dâu và nuôi tằm giai đoạn 2018 - 2020”, tiếp tục có chính sách hỗ trợ các hộ dân trồng mới 160 ha dâu, đưa tổng diện tích dâu lên trên 400 ha, phấn đấu đến năm 2020, sản lượng kén tằm của huyện đạt 800 tấn, giá trị thu nhập đạt trên 80 tỷ đồng.

Minh Hằng

Các tin khác

YBĐT - Cùng với vùng chè, vùng tre măng Bát Độ, huyện Trấn Yên đã và đang hình thành vùng chuyên canh cây ăn quả ở các xã phía Tây, góp phần nâng cao thu nhập và đời sống cho người dân, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng Trấn Yên trở thành huyện nông thôn mới vào năm 2020.

Ảnh minh họa.

Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban chỉ đạo 389) Bộ Công Thương vừa ban hành kế hoạch về cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trước, trong và sau Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018.

Ảnh chỉ có tính minh họa.

Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị số 47/CT-TTg về việc chấn chỉnh công tác đấu thầu trong các dự án đầu tư phát triển và hoạt động mua sắm thường xuyên sử dụng vốn nhà nước.

Ảnh minh họa.

Bằng mọi giải pháp, phải hạn chế tối đa chậm, hủy chuyến, nhất là trong dịp lễ, trước và sau Tết cổ truyền.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục