Hiệu quả từ nuôi gà thả vườn do SUDECOM hỗ trợ

  • Cập nhật: Thứ năm, 18/1/2018 | 7:14:05 AM

YBĐT - Mô hình chăn nuôi gà thả vườn là mô hình giảm nghèo có hiệu quả đối với người dân, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Mô hình này, đã góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

Cán bộ Trung tâm SUDECOM kiểm tra chuồng úm gà con của các hộ tham gia Dự án Hỗ trợ phát triển mô hình chăn nuôi gà thả vườn ở xã Phúc An.
Cán bộ Trung tâm SUDECOM kiểm tra chuồng úm gà con của các hộ tham gia Dự án Hỗ trợ phát triển mô hình chăn nuôi gà thả vườn ở xã Phúc An.

Dự án "Hỗ trợ phát triển mô hình chăn nuôi gà thả vườn tăng thu nhập, giảm nghèo cho hộ dân tộc thiểu số” do Trung tâm Hỗ trợ phát triển bền vững cộng đồng các dân tộc miền núi (SUDECOM) triển khai tại xã Phúc An, huyện Yên Bình từ tháng 7/2017, đến nay đã mang lại hiệu quả thiết thực với cuộc sống của người dân.
 
Nhờ được cán bộ SUDECOM tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ gà giống, cám, thuốc phòng dịch cho gà, gia đình chị Triệu Thị Dần, thôn Đồng Tý đã áp dụng vào chăn nuôi gà. Với nguồn thức ăn chủ yếu là cám tổng hợp, ngô, lúa, cám gạo và các loại rau xanh, chuối băm nhỏ, gà được nuôi trong một khu vườn rộng, có máng ăn, uống. Chuồng trại đảm bảo thoáng mát vệ sinh, gia đình chị Dần cũng thường xuyên phun khử trùng, tiêu độc, nên gà phát triển tốt.
 
Chị Dần cho biết: "Được SUDECOM hỗ trợ kỹ thuật và con giống, gia đình tôi đã áp dụng phát triển chăn nuôi. Hiện, gia đình tôi đã nhân đàn lên 50 con gà đẻ và trên 50 con gà thịt. Từ chăn nuôi gà do Dự án tài trợ, gia đình có nguồn thu nhập để trang trải cuộc sống”.
 
Cùng với chị Dần, tại thôn Đồng Tha và Đồng Tý của xã đã có 30 hộ được SUDECOM hỗ trợ phát triển mô hình nuôi gà thả vườn bằng giống gà ri lai được nhập từ Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thụy Phương, với tổng số 1.500 con gà ri lai giống và hỗ trợ 7.500 kg cám. Sau lứa nuôi, qua đánh giá của các hộ tham gia thực hiện mô hình gà thả vườn, tỷ lệ thu hoạch được 95%, sau 3 - 4 tháng nuôi các hộ chăn nuôi thu được bình quân 2 - 2,6kg/con.
 
Với giá bán hiện nay 100 nghìn đồng/kg, trừ các chi phí mỗi hộ thu được 5 - 6 triệu đồng/lứa nuôi. Đây không phải là nguồn thu lớn đối với mỗi gia đình, nhưng từ giống gà ri lai bà con lại tiếp tục nhân giống, mở rộng chuồng trại chăn nuôi để phát triển kinh tế gia đình. Đồng thời, chăn nuôi gà cũng tận dụng được thời gian nhàn rỗi và những sản phẩm nông nghiệp dư thừa của bà con.
 
Cũng theo những người dân ở Phúc An, mô hình chăn nuôi gà thả vườn là mô hình giảm nghèo, có hiệu quả đối với đồng bào dân tộc thiểu số vì đầu tư không tốn kém, dễ học hỏi kỹ thuật; tận dụng được lao động phụ; quay vòng vốn nhanh; sản phẩm dễ tiêu thụ. 

Từ kết quả thu được của mô hình nuôi gà thả vườn ở xã Phúc An, Trung tâm SUDECOM có sự tài trợ của các tổ chức nước ngoài đã tiếp tục triển khai nhóm các Dự án phát triển cộng đồng và cải thiện chất lượng cuộc sống, các mô hình sinh kế cho các hộ khó khăn tại các xã khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Theo bà Lục Thị Hợp - Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Phúc An: Đa số hội viên ở đây là người dân tộc thiểu số, tỷ lệ hộ nghèo cao trên 38%, do vậy, Dự án "Hỗ trợ phát triển mô hình chăn nuôi gà thả vườn tăng thu nhập, giảm nghèo cho hộ dân tộc thiểu số” do SUDECOM triển khai rất phù hợp với chị em ở đây. Sau khi tổng kết Dự án, có 80% số hộ tham gia tiếp tục mở rộng chuồng trại nhân đàn nuôi với quy mô lớn hơn”. 

Qua đây, Dự án "Hỗ trợ phát triển mô hình chăn nuôi gà thả vườn tăng thu nhập, giảm nghèo cho hộ dân tộc thiểu số” cũng góp phần giúp địa phương giảm trên 6,5% hộ nghèo của xã trong năm 2017, tạo động lực cho người dân phát triển kinh tế gia đình.

Minh Huyền

Các tin khác
Cán bộ Trạm Kiểm lâm Bản Dõng (Văn Chấn) kiểm kê gỗ thu giữ được. Ảnh Hoài Văn

YBĐT - Năm 2017, Chi cục tỉnh Yên Bái đã xử lý 151 vụ vi phạm, tịch thu 60,39 m3 gỗ xẻ các loại và 15,28 m3 gỗ tròn các loại, thu nộp ngân sách nhà nước 593 triệu đồng.


YBĐT - Thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp năm 2017, huyện Văn Yên đã giải ngân hỗ trợ 55/66 cơ sở chăn nuôi theo chính sách hỗ trợ của tỉnh với tổng kinh phí 1.265/1.575 triệu đồng, đạt 83,3% kế hoạch.

Đồng bào đã biết cách sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. (Ảnh Quang Tuấn)

YBĐT - Trong năm 2017, ngành nông nghiệp huyện Trạm Tấu phối hợp với các công ty cung ứng giống trong và ngoài tỉnh triển khai thực hiện sản xuất thử nghiệm, trình diễn 7 mô hình các loại giống cây trồng.

YBĐT - Kế hoạch thực hiện Đề án phát triển chè vùng cao năm 2017 tỉnh giao huyện Văn Chấn trồng 140 ha (60 ha chè Shan giâm cành và 80 ha chè Shan hạt), song các hộ dân mới đăng ký thực hiện 121,06 ha (chè Shan giâm cành 56,53 ha; chè Shan hạt 64,53 ha).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục