Việt Nam khánh thành Nhà máy chế biến cao su tại Campuchia

  • Cập nhật: Thứ bảy, 27/1/2018 | 8:35:34 AM

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam khánh thành một trong những nhà máy chế biến cao su lớn nhất khu vực Đông Nam Á hiện nay tại Campuchia.

Phó Thủ tướng Chính phủ Campuchia Yim Chhaly cắt băng khánh thành nhà máy.
Phó Thủ tướng Chính phủ Campuchia Yim Chhaly cắt băng khánh thành nhà máy.

Ngày 26/01, tại tỉnh Kampong Thom, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam tổ chức khánh thành Nhà máy chế biến cao su Chư Sê Kampong Thom, một trong những nhà máy chế biến cao su lớn nhất khu vực Đông Nam Á hiện nay.

Sau hơn 1 năm triển khai xây dựng giai đoạn 1, Nhà máy chế biến cao su Chư Sê Kampong Thom chính thức hoàn thành và đưa vào hoạt động. Đây là nhà máy thứ ba của Tập đoàn Công nghiệp Cao su tại Campuchia, có công suất thiết kế giai đoạn 1 là 21.500 tấn/năm. Dự kiến công suất thiết kế đến năm 2022 sẽ được nâng lên 45.000 tấn/năm.

Phát biểu tại buổi lễ, Tổng Giám đốc Tập đoàn Trần Ngọc Thuận nhấn mạnh, việc khánh thành và đưa vào sử dụng Nhà máy là một minh chứng rõ nét, sự khẳng định chủ trương đúng đắn của Chính phủ Việt Nam và Campuchia trong việc cùng đồng hành phát triển 100.000 ha cao su tại Campuchia; mang lại hiệu quả kinh tế to lớn và tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động tại các địa phương của Campuchia.

Thay mặt Chính phủ Hoàng gia Campuchia, Phó Thủ tướng Yim Chhaly đánh giá cao hiệu quả kinh tế – xã hội mà các dự án trồng cây cao su của Tập đoàn Công nghiệp Cao su mang lại cho các địa phương của Campuchia.

"Việc khánh thành và đưa vào sử dụng nhà máy chế biến cao su của Tập đoàn Cao su Việt Nam hôm nay cho thấy sự phát triển nhanh của các công ty cao su Việt Nam đang đầu tư sản xuất tại Campuchia, phù hợp với chủ trương phát triển ngành nông nghiệp Campuchia. Các công ty cao su Việt Nam góp phần thúc đẩy kinh tế Campuchia phát triển và xóa đói giảm nghèo cho nhân dân Campuchia, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế Campuchia", Phó Thủ tướng Yim Chhaly nhấn mạnh.

Kể từ năm 2007 đến 2017, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam đã trồng được gần 90.000 ha cao su tại 8 tỉnh của Campuchia với tổng giá trị đầu tư ước đạt gần 700 triệu đôla Mỹ. Hiện 8 công ty thành viên của Tập đoàn đang tổ chức khai thác với tổng lượng khai thác hơn 13.000 tấn, dự kiến đến năm 2020 sẽ đạt từ 150.000 đến 200.000 tấn/năm.
 

Ngày 26/01, tại tỉnh Kampong Thom, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam tổ chức khánh thành Nhà máy chế biến cao su Chư Sê Kampong Thom, một trong những nhà máy chế biến cao su lớn nhất khu vực Đông Nam Á hiện nay.

Sau hơn 1 năm triển khai xây dựng giai đoạn 1, Nhà máy chế biến cao su Chư Sê Kampong Thom chính thức hoàn thành và đưa vào hoạt động. Đây là nhà máy thứ ba của Tập đoàn Công nghiệp Cao su tại Campuchia, có công suất thiết kế giai đoạn 1 là 21.500 tấn/năm. Dự kiến công suất thiết kế đến năm 2022 sẽ được nâng lên 45.000 tấn/năm.

Phát biểu tại buổi lễ, Tổng Giám đốc Tập đoàn Trần Ngọc Thuận nhấn mạnh, việc khánh thành và đưa vào sử dụng Nhà máy là một minh chứng rõ nét, sự khẳng định chủ trương đúng đắn của Chính phủ Việt Nam và Campuchia trong việc cùng đồng hành phát triển 100.000 ha cao su tại Campuchia; mang lại hiệu quả kinh tế to lớn và tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động tại các địa phương của Campuchia.

Thay mặt Chính phủ Hoàng gia Campuchia, Phó Thủ tướng Yim Chhaly đánh giá cao hiệu quả kinh tế – xã hội mà các dự án trồng cây cao su của Tập đoàn Công nghiệp Cao su mang lại cho các địa phương của Campuchia.

"Việc khánh thành và đưa vào sử dụng nhà máy chế biến cao su của Tập đoàn Cao su Việt Nam hôm nay cho thấy sự phát triển nhanh của các công ty cao su Việt Nam đang đầu tư sản xuất tại Campuchia, phù hợp với chủ trương phát triển ngành nông nghiệp Campuchia. Các công ty cao su Việt Nam góp phần thúc đẩy kinh tế Campuchia phát triển và xóa đói giảm nghèo cho nhân dân Campuchia, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế Campuchia", Phó Thủ tướng Yim Chhaly nhấn mạnh.

Kể từ năm 2007 đến 2017, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam đã trồng được gần 90.000 ha cao su tại 8 tỉnh của Campuchia với tổng giá trị đầu tư ước đạt gần 700 triệu đôla Mỹ. Hiện 8 công ty thành viên của Tập đoàn đang tổ chức khai thác với tổng lượng khai thác hơn 13.000 tấn, dự kiến đến năm 2020 sẽ đạt từ 150.000 đến 200.000 tấn/năm.
 
(Theo VOV)

Các tin khác

YBĐT – Hội Doanh nhân trẻ có 53 hội viên là giám đốc, phó giám đốc các doanh nghiệp tại các huyện, thị, thành phố trong tỉnh, hoạt động trong các lĩnh vực khai thác chế biến khoáng sản, xây dựng, xây lắp thủy lợi, kinh doanh, ngân hàng...

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu Tập đpàn Điện lực Việt Nam (EVN) công khai và minh bạch chi phí, giá thành, giá điện; kiên quyết phòng chống tham nhũng.

Anh Trần Văn Hợp ở thôn Cây Luồng đầu tư cụm 10 lồng nuôi cá chất liệu bằng kẽm.

YBĐT - Những năm gần đây, cuộc sống của người dân ở thôn Cây Luồng và Làng Chang, xã Xuân Lai, huyện Yên Bình có sự đổi thay nhanh do tận dụng lợi thế kinh tế từ chăn nuôi, đánh bắt thủy sản trên hồ Thác Bà.

Theo Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) giai đoạn 2018 - 2022, có nhiều dòng hàng cắt giảm thuế nhập khẩu về đến 0% từ năm 2018.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục