Yên Bái: Chú trọng nâng cao chất lượng đàn gia súc

  • Cập nhật: Thứ sáu, 16/3/2018 | 8:03:42 AM

YBĐT - Trong chiến lược tái cơ cấu ngành chăn nuôi, con giống được coi là khâu then chốt mở đầu cho cả quá trình. Việc ứng dụng kỹ thuật truyền tinh nhân tạo (TTNT) là một trong những nhân tố quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đàn trâu, bò, từng bước cải tạo, phục tráng đàn trâu, bò đang bị thoái hóa, mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người chăn nuôi.

Ông Hoàng Văn Gòong, xã Nghĩa Tâm, huyện Văn Chấn chăm sóc cặp bò sinh đôi nhờ phương pháp truyền tinh nhân tạo.
Ông Hoàng Văn Gòong, xã Nghĩa Tâm, huyện Văn Chấn chăm sóc cặp bò sinh đôi nhờ phương pháp truyền tinh nhân tạo.

Trong Đề án Phát triển chăn nuôi tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016-2020 có nêu rõ về nhiệm vụ ứng dụng kỹ thuật TTNT cho đàn trâu, bò. Cụ thể, đến năm 2020, tỉnh Yên Bái có trên 15.000 con trâu, bò cái sinh sản được phối giống bằng các giống tiến bộ, có năng suất, chất lượng cao. Như vậy, để thực hiện đúng mục tiêu Đề án này thì mỗi năm phải phối đạt cho trên 3.000 con trâu, bò.
 
Ông Nguyễn Huy Bái - Giám đốc Trung tâm Giống cây trồng vật nuôi tỉnh cho biết: "Để thực hiện mục tiêu đó, Trung tâm đã xây dựng kế hoạch hỗ trợ truyền tinh nhân tạo cho đàn trâu, bò. Mặc dù, những tháng đầu năm chưa có kinh phí thực hiện công tác TTNT, song để đảm bảo tiến bộ thực hiện, đáp ứng nhu cầu của người chăn nuôi, Trung tâm đã chủ động sử dụng nguồn tinh dự phòng đồng thời vay ni-tơ và các vật tư phụ trợ để thực hiện công tác TTNT đàn trâu, bò”.
 
Mạng lưới dẫn tinh viên cũng được phủ sóng rộng rãi với 20 dẫn tinh viên tại 18 điểm ở 7 huyện, thị, thành phố (trừ 2 huyện vùng cao là Mù Cang Chải và Trạm Tấu). Đội ngũ dẫn tinh viên đều là những người làm lâu năm, có kinh nghiệm, tay nghề cao, nhiệt tình với công việc.
 
Nhờ đó, trong năm 2017, Trung tâm đã tổ chức phối giống cho 3.449 con trâu, bò cái sinh sản bằng phương pháp TTNT, vượt kế hoạch đề ra, trong đó có 3.155 con phối đạt bằng các giống trâu, bò chất lượng cao như Brahman, BBB…

Gia đình ông Hà Văn Lệnh, thôn 7, xã Đại Lịch, huyện Văn Chấn lần đầu tiên áp dụng phương pháp TTNT cho biết: "Tôi thấy đàn trâu của gia đình ông Quyền cùng thôn áp dụng phương pháp TTNT này to, đẹp, nuôi 1 năm đã nặng 70-80 kg. Trong khi, trâu của nhà tôi nuôi 1 năm chỉ nặng có khoảng 50 kg. Hỏi ra thì mới biết, ông ấy áp dụng phương pháp TTNT cho đàn trâu nên tôi cũng áp dụng ngay”.
 
Không riêng gia đình ông Lệnh mà nhiều hộ gia đình khác cũng áp dụng phương pháp TTNT để phát triển chăn nuôi trâu bò hàng hóa. Chị Nguyễn Thị Hảo ở thôn 13, xã Nghĩa Tâm, huyện Văn Chấn đã nuôi bò từ nhiều năm nay. Có những lúc tổng đàn trên 10 con, nhưng giống nhỏ, trọng lượng thấp nên hiệu quả kinh tế không cao. Sau khi có chương trình cải tạo, nâng cao chất lượng đàn bò, được hỗ trợ liều tinh phối giống, gia đình chị đã tiến hành phương pháp TTNT.
 
Chị Hảo cho biết: "Trước đây, gia đình tôi nuôi bò nhưng hiệu quả không cao lắm, trung bình mỗi con bê chỉ bán được từ 4-5 triệu đồng. Từ 4 năm nay, gia đình tôi đã áp dụng phương pháp TTNT cho đàn bò của gia đình và tôi thấy nhiều được cái lợi. Bò mẹ khỏe hơn. Bê con cũng có trọng lượng tăng từ 3-4 kg, trọng lượng trưởng thành tăng 35 - 50%. Thời gian sinh trưởng cũng rút ngắn từ 8 đến 10 tháng đã có thể xuất bán với giá khoảng chục triệu đồng, trong khi phối giống theo phương pháp truyền thống phải mất 14 tháng”.

Thực tế cho thấy, bê lai 12 tháng tuổi đạt trọng lượng trung bình đạt 150-200 kg, với giá bán từ 15-17 triệu đồng, cao hơn bê nội từ 5-6 triệu đồng. Bê lai lớn nhanh nên nếu mỗi năm cho ra đời khoảng 3.000 bê lai thì sẽ tăng thêm được trên 195.000 kg thịt bò hơi, giá trị tăng thêm được trên 16 tỷ đồng/năm.
 
Vì vậy, phương pháp TTNT này không chỉ cải thiện được tầm vóc đàn trâu, bò địa phương, tránh xảy ra tình trạng đồng huyết, dẫn đến chậm phát triển mà còn đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi.Đồng thời, góp phần nâng cao nhận thức cho người chăn nuôi, dần thay đổi tập quán chăn thả tự do sang hình thức bán chăn thả, thúc đẩy nghề chăn nuôi trâu, bò hàng hóa phát triển.

Hoài Anh

Các tin khác
Lực lượng kiểm lâm Văn Yên triển khai phương án bảo vệ rừng. (Ảnh: Hồng Vân)

YBĐT - Thời gian qua, tình hình khô hạn, nắng nóng phức tạp làm tăng nguy cơ cháy rừng rất cao. Hiện, chính quyền địa phương, ngành chức năng đang triển khai quyết liệt nhiều biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR), nhất là các huyện thị phía Tây của tỉnh.

Khách hàng đến giao dịch tại Phòng Giao dịch của Ngân hàng NNPTNT huyện Văn Yên ở thị trấn Mậu A.

YBĐT - Đến nay, Chi nhánh Ngân hàng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Văn Yên đã đầu tư cho 6.180 khách hàng vay, trong đó dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn đạt 1.025 tỷ đồng, chiếm 96%/tổng dư nợ.

Ảnh minh họa.

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam vừa ban hành​ Thông tư 04/2018/TT-NHNN​ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2017/TT-NHNN quy định về trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng.

Cao tốc Nội Bài - Lào Cai, đoạn Yên Bái - Lào Cai đang được khai thác với quy mô 2 làn xe.

Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai vừa đề xuất nâng cấp đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai thành 4 làn xe.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục