Nhật Bản tiếp tục hỗ trợ ODA cho Việt Nam

  • Cập nhật: Thứ sáu, 23/3/2018 | 10:44:39 AM

Nhân dịp Hội nghị Xúc tiến đầu tư Hà Nội - Nhật Bản, ông Fujita Yasuo, Trưởng đại diện Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam trao đổi về phương hướng ODA mà Nhật Bản dành cho Việt Nam trong năm nay.

Năm 2018, JICA tiếp tục triển khai vốn ODA Nhật Bản tại Việt Nam với việc đặt trọng tâm vào 3 vấn đề: thúc đẩy các dự án đang thực hiện, tái khởi động các dự án bị đình trệ như Dự án Đường sắt nội đô Hà Nội số 1 và 2, triển khai các dự án đã được hai bên thông qua.

Dự án Hợp tác kỹ thuật với Ban Tổ chức Trung ương nhằm hỗ trợ cải cách hành chính và phát triển nguồn nhân lực cho đội ngũ các nhà lãnh đạo chính trị, cũng như các cán bộ của Chính phủ Việt Nam trong 5 năm tới là một trong các dự án dự kiến được JICA triển khai trong thời gian tới. Đồng thời, JICA vẫn tiếp tục tham vấn các cơ quan liên quan để chuẩn bị các dự án mới.

Trong quá trình xây dựng và triển khai dự án, thông qua việc áp dụng kinh nghiệm và bí quyết của Nhật Bản, JICA mong muốn hỗ trợ "tăng trưởng chất lượng” và "phát triển cơ sở hạ tầng chất lượng cao”; phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực quản lý doanh nghiệp, lĩnh vực kỹ thuật, y tế, cao học, tư pháp, quản lý công, dạy tiếng Nhật. Đồng thời, JICA sẽ giới thiệu và thử nghiệm các ý tưởng mới, cũng như các tiếp cận mới của các doanh nghiệp tư nhân Nhật Bản, các cơ quan chính quyền địa phương, các trường đại học và các tổ chức của người dân Nhật Bản để giải quyết các thách thức trong quá trình phát triển của Việt Nam.

Trong 5 năm qua, tính theo năm tài chính Nhật Bản 2012-2016, trung bình mỗi năm, Nhật Bản hỗ trợ ODA cho Việt Nam là 160 tỷ yên (32.500 tỷ đồng) theo hình thức vốn vay, 2,3 tỷ yên (467 tỷ đồng) theo hình thức viện trợ không hoàn lại và 8,7 tỷ yên (1.760 tỷ đồng) theo hình thức hợp tác kỹ thuật.

JICA không đặt ra mục tiêu cụ thể về khối lượng ODA mà Chính phủ Nhật Bản sẽ hỗ trợ Việt Nam trong năm 2018 và các năm tiếp theo. Về tổng quan, ODA Nhật Bản được cung cấp dựa trên yêu cầu của Chính phủ Việt Nam thông qua trao đổi của hai chính phủ. Có một điểm cần lưu ý là khối lượng vốn vay ODA Nhật Bản được cung cấp sẽ tùy thuộc vào chính sách vay của Chính phủ Việt Nam do nợ công đang là vấn đề mà Chính phủ Việt Nam quan ngại.

Các dự án hợp tác kỹ thuật sẽ phụ thuộc vào việc Chính phủ Việt Nam gửi yêu cầu dự án tới Chính phủ Nhật Bản đúng thời hạn và trong tương quan cạnh tranh về ngân sách dành cho hợp tác kỹ thuật của JICA cho các nước đang phát triển khác. Viện trợ không hoàn lại sẽ không tăng lên do Việt Nam có mức thu nhập đang tăng cao hơn so với trước đây.

Thời gian qua, việc triển khai các dự án ODA Nhật Bản đã được tiến hành tương đối hiệu quả. Các dự án đã đạt được các mục tiêu đề ra và đem lại lợi ích cho các đối tượng dự án, cũng như cộng đồng và xã hội. Có thể nhận thấy hoạt động hợp tác phát triển của JICA trên nhiều lĩnh vực như phát triển hạ tầng giao thông và các nhà máy điện, tăng cường chất lượng dịch vụ y tế, đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ đổi mới chính sách. Tất cả những hoạt động này đã góp phần nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế và chất lượng đời sống của người dân Việt Nam.

Chính phủ Nhật Bản cam kết sẽ tiếp tục đồng hành và hỗ trợ Việt Nam phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới.

Tổng quan kết quả hợp tác của JICA với Việt Nam trong năm 2017:'

Vốn vay ODA: 5 dự án vốn vay mới được ký kết với tổng giá trị là 82,8 tỷ yên; 38 dự án đang được thực hiện với tổng giá trị giải ngân trong năm 2017 là 145 tỷ yên.

Viện trợ không hoàn lại: 1 dự án mới được ký kết hiệp định viện trợ không hoàn lại, với tổng giá trị 1,8 tỷ yên.

Hợp tác kỹ thuật: 9 dự án hợp tác kỹ thuật đã hoàn thành, 7 dự án mới được triển khai trong số 37 dự án đang triển khai.

Chương trình đề xuất từ các doanh nghiệp tư nhân của Nhật Bản: 14 dự án đã hoàn thành, 36 dự án đang triển khai, trong đó có 8 dự án mới.

Hợp tác kỹ thuật cấp cơ sở: 23 dự án đang triển khai (trong đó có 1 dự án mới).

Tình nguyện viên: có 47 tình nguyện viên đang hoạt động, trong đó 9 tình nguyện viên mới được phái cử sang Việt Nam.
 
(Theo Thương gia)

Các tin khác
Phó Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Đức Điển phát biểu chỉ đạo Hội nghị.

YBĐT - Ngày  23/3, Ủy ban nhân dân huyện Yên Bình tổ chức Hội nghị tổng kết công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT & TKCN) năm 2017 và triển khai nhiệm vụ năm 2018; tổ chức sơ kết 2 năm thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp. 

Trung tâm Km5, thành phố Yên Bái

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 322/QĐ-TTg về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó, phấn đấu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) bình quân từ 8%/năm trở lên giai đoạn 2021-2030.

Hội chợ là dịp để huyện Văn Yên đưa hàng Việt về gần hơn với nông thôn (ảnh minh hoạ).

YBĐT - Tính riêng năm 2017, UBND huyện đã chỉ đạo phối hợp với Sở Công thương tổ chức  2 đợt hội chợ quy mô cấp huyện gắn với các lễ hội đầu năm như Lễ hội đền Đông Cuông, Lễ hội Festival quế Văn Yên.

Công nhân, Công ty cổ phần Yên Thành, huyện Yên Bình đóng gói sản phẩm măng khô xuất khẩu.

YBĐT - Đến thời điểm hiện tại, toàn huyện có 209 doanh nghiệp ngoài quốc doanh đang hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục