Phát triển cây sơn tra: Cần gỡ những “nút thắt”

  • Cập nhật: Thứ hai, 26/3/2018 | 7:08:10 AM

YBĐT - Cây sơn tra mọc tự nhiên trên núi, nhưng nhiều nhất phải nói đến Mù Cang Chải, Trạm Tấu và một số xã vùng thượng huyện Văn Chấn. 

Cán bộ kỹ thuật Ban quản lý rừng phòng hộ Mù Cang Chải kiểm tra vườn ươm giống cây Sơn tra.
Cán bộ kỹ thuật Ban quản lý rừng phòng hộ Mù Cang Chải kiểm tra vườn ươm giống cây Sơn tra.

Từ thực tiễn, cho đến hôm nay không ai còn hoài nghi về giá trị kinh tế cũng như việc góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển vốn rừng của cây sơn tra. Đó cũng là lý do mà Yên Bái xây dựng Đề án phát triển cây sơn tra ở vùng cao nằm trong Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2016-2020. 

Đề án được triển khai thực hiện tại huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải với mục tiêu đến năm 2020 trồng mới và phát triển 6.000 ha, đưa diện tích toàn tỉnh lên trên 10.000 ha, sản lượng đạt trên 7.500 tấn. Sau hai năm thực hiện, các địa phương đã triển khai trồng mới được 2.248 ha, đạt 37,5% kế hoạch với tổng kinh phí hỗ trợ phát triển trên 14 tỷ đồng.
 
Ông Lê Trọng Khang - Phó Chủ tịch UBND huyện Mù Cang Chải cho biết: "Trong 2 năm triển khai Đề án, huyện đã triển khai tới tất cả các xã, thôn bản trên địa bàn. Việc triển khai thực hiện Đề án đã tạo sự chuyển biến tích cực về tư tưởng, nhận thức rõ nét về tầm quan trọng và hiệu quả kinh tế từ cây sơn tra trong đồng bào các dân tộc. Trước đây, nhân dân chủ yếu là thu hái tự nhiên thì nay đã trồng, bảo vệ và phát triển hiệu quả hơn. Trong 2 năm, nhân dân trong huyện đã trồng mới được 1.105 ha (480 ha năm 2016 và 625 ha năm 2017), trồng bổ sung cây sơn tra bị chết do rét đậm và băng giá được 720,9 ha”.
 
Như vậy, cùng với diện tích trồng mới, đến nay toàn huyện Mù Cang Chải có trên 4.000 ha sơn tra.
 
Do làm tốt công tác tuyên truyền, người dân đã hiểu rõ hơn về cây sơn tra không chỉ có giá trị kinh tế mà còn là một loài cây đa mục đích. Việc trồng, bảo vệ và thu hái cũng tốt hơn, nhờ vậy cây sinh trưởng và phát triển tốt, sản lượng quả tươi thu hái năm sau cao hơn năm trước. Nếu như năm 2016, sản lượng mới đạt 1.700 tấn thì năm 2017 sản lượng đã đạt trên 1.800 tấn; bán với giá thị trường mỗi năm mang về cho người dân Mù Cang Chải trên 100 tỷ đồng.
 
Cùng với đó, quả sơn tra đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu với tên gọi "Sơn tra Mù Cang Chải”. 

Phát huy kết quả đã đạt được, trong năm 2018 này huyện phấn đấu trồng trên 300 ha sơn tra; trong đó, 200 ha dưới tán rừng tự nhiên phòng hộ nghèo kiệt và 100 ha trên đất rừng sản xuất.

Có thể nói, việc phát triển và triển khai thực hiện Đề án phát triển cây sơn tra ở vùng cao nói chung và huyện Mù Cang Chải nói riêng là rất hợp lòng dân, mang lại hiệu quả thiết thực trước mắt cũng như lâu dài. Song, bên cạnh những kết quả đã đạt được thì quá trình triển khai thực hiện còn gặp phải những khó khăn, hạn chế cần được tháo gỡ. Do biến đổi khí hậu, thời tiết diễn biến bất thường, khắc nghiệt gây khó khăn trong việc gieo ươm cây giống và chăm sóc bảo vệ cây.
 
Một vấn đề mấu chốt là hiện nay mới chỉ đầu tư cho trồng rừng sản xuất năm đầu, sau đó bàn giao về các xã chỉ đạo nhân dân chăm sóc. Trong khi đó, nhân dân trên địa bàn chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông kinh tế còn khó khăn dẫn đến việc đầu tư, chăm sóc không tốt, hiệu quả sản xuất kinh doanh rừng không cao.
 
Bên cạnh đó, tình trạng thả rông gia súc vẫn còn phổ biến, làm ảnh hưởng nghiêm trọng chất lượng rừng. Một vấn đề nữa là thị trường tiêu thụ không ổn định, phần lớn là do tư thương tiêu thụ dẫn đến tình trạng ép giá. Giá một ki-lô-gam sơn tra bà con thu hái bán chỉ bằng 1/3 giá thị trường. Các sản phẩm từ quả sơn tra rất ít, hiện vẫn chưa có một cơ sở chế biến quy mô nào từ quả sơn tra để bao tiêu sản phẩm cho nhân dân.

Để cây sơn tra phát triển, buộc chúng ta phải tháo gỡ những "nút thắt” trên. Trước mắt, tiếp tục tuyên truyền vận động, nâng cao nhận thức của nhân dân về hiệu quả của cây sơn tra. Trồng sơn tra không chỉ góp phần bảo vệ rừng đầu nguồn, bảo vệ môi trường sinh thái mà đó còn là một ngành kinh tế, một nguồn thu ổn định lâu dài. Nếu làm tốt, đó sẽ là một loại cây không chỉ xóa đói nghèo mà còn làm giàu ở vùng cao.
 
Ngành nông nghiệp tiếp tục nghiên cứu và có những đề xuất, kiến nghị với ngành chức năng về cơ chế, chính sách hỗ trợ cho phù hợp với thực tế người dân. Đồng thời có cơ chế, chính sách thu hút liên doanh, liên kết sản xuất rừng và xây dựng các cơ sở chế biến bao tiêu sản phẩm cho nhân dân... Có như vậy, mới phát huy hết hiệu quả, giá trị cây sơn tra, một loại đặc sản chỉ vùng cao Yên Bái mới có.

Thanh Phúc

Các tin khác
Nhiều nghệ sĩ đồng hành với chiến dịch Giờ trái đất 2018.

Chiến dịch Giờ Trái đất 2018 (từ 20 giờ 30 đến 21 giờ 30 ngày 24-3), hệ thống điện quốc gia đã tiết kiệm được lượng điện năng là 485.000 KWh, tương đương 834 triệu đồng. Số lượng điện tiết kiệm năm nay nhiều hơn so với năm 2017 là 14.000 KWh.

Cán bộ, công nhân viên Công ty Điện lực đạp xe diễu hành hưởng ứng sự kiện Giờ Trái đất năm 2018.

YBĐT - Hưởng ứng chiến dịch Giờ Trái đất do Bộ Công thương và UBND tỉnh Yên Bái phát động, sáng 24/3, tại Công ty Điện lực tỉnh Yên Bái đã diễn ra chương trình hưởng ứng Giờ Trái đất năm 2018 và phát động chương trình tiết kiệm điện năm 2018 do Công ty phối hợp với Sở Công thương tổ chức.

Hoạt động tắt đèn trong 1 giờ sẽ diễn ra vào ngày 24-3-3018.

Tất cả các tỉnh, thành phố trên cả nước sẽ đồng loạt tắt đèn trong 1 giờ vào ngày hôm nay (24-3) để hưởng ứng chiến dịch Giờ Trái đất năm 2018.

Ảnh minh họa.

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 19/NQ-CP về việc thí điểm thực hiện thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm (ATTP) tại huyện, quận, thị xã và xã, phường, thị trấn của 7 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục