Ngày 29/3, khai mạc Hội nghị toàn quốc về công tác phòng chống thiên tai

  • Cập nhật: Thứ tư, 28/3/2018 | 4:54:56 PM

Ngày mai (29/3), Hội nghị toàn quốc về công tác phòng chống thiên tai sẽ khai mạc tại Hà Nội với sự tham gia của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ.

Mùa mưa năm 2017, bão lũ đã gây thiệt hại nặng nề về người và vật chất ở các tỉnh miền núi phía Bắc.
Mùa mưa năm 2017, bão lũ đã gây thiệt hại nặng nề về người và vật chất ở các tỉnh miền núi phía Bắc.

Ngày 29/3/2018, Hội nghị toàn quốc về công tác phòng chống thiên tai sẽ diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế, thành phố Hà Nội. Hội nghị do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì.

Hội nghị nhằm đánh giá toàn diện, sâu sắc tình hình thiên tai; thực trạng về công tác phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả; những vấn đề tồn tại và bất cập cũng như đề ra các giải pháp toàn diện để giải quyết những vấn đề cấp bách và lâu dài nhằm giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản. Thảo luận cũng nhằm thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm về tổ chức chức bộ máy, lực lượng, cơ chế điều phối hiệu quả của Ban chỉ đạo, Ban chỉ huy các bộ, ngành, địa phương đối với công tác phòng, chống thiên tai; Xác định nhu cầu nguồn lực để ưu tiên đầu tư, tái thiết sau thiên tai đảm bảo tốt hơn; Các giải pháp huy động từ các nguồn vốn khác nhau bao gồm ngân sách nhà nước, nguồn vốn hỗ trợ quốc tế và sự tham gia của khối tư nhân.

Những năm gần đây, tình hình thiên tai trên thế giới và khu vực diễn biến ngày càng phức tạp, khó lường, là một trong những mối lo lớn nhất của nhân loại đã gây thảm hoạ cho nhiều quốc gia. Tại Việt Nam, trong 20 năm qua, mỗi năm trung bình thiên tai làm trên 400 người chết và mất tích, thiệt hại vật chất khoảng 1-1,5% GDP và ảnh hưởng đến môi trường, điều kiện sống cũng như các hoạt động kinh tế - xã hội, đồng thời tác động lớn đến sự phát triển bền vững của đất nước. Thiệt hại trên biển đã giảm, tuy nhiên thiệt hại do lũ quét, sạt lở đất tại các tỉnh miền núi hiện có xu hướng gia tăng.

Năm 2017 là năm có số lượng bão kỷ lục (16 cơn bão và 04 ATNĐ) xuất hiện và hoạt động trên biển Đông, trong đó bão số 10, số 12 đổ bộ vào khu vực Bắc và Nam Trung Bộ và bão số 16 đi qua quần đảo Trường Sa với sức gió trên cấp 11- 12 giật cấp 13-15 (rủi ro thiên tai cấp độ 4). Thiệt hại bão số 10 làm 06 người chết, 3.200 nhà bị sập, đổ, gần 200.000 nhà bị hư hỏng, tốc mái, nước dâng sóng lớn gây hư hỏng nặng các tuyến đê biển từ Hải Phòng đến Thừa Thiên Huế,... về kinh tế khoảng 18.402 tỷ đồng; thiệt hại bão số 12 làm 123 người chết và mất tích, 3.550 nhà bị sập đổ, gần 300.000 nhà bị hư hỏng, 73.744 lồng bè nuôi thủy sản,.. về kinh tế khoảng 22.679 tỷ đồng. Thiên tai năm 2017 đã làm 386 người chết, 8.166 nhà bị đổ, trôi; 610.000 nhà bị ngập, hư hỏng và di dời khẩn cấp. Tổng thiệt hại về kinh tế khoảng 60.000 tỷ đồng (tăng 300% so với trung bình nhiều năm).

Sạt lở bờ sông, bờ biển đang diễn biến ngày càng nghiêm trọng, uy hiếp trực tiếp đến tính mạng và tài sản của nhân dân tại các khu vực ven sông, ven biển, đặc biệt tại đồng bằng sông Cửu Long và dải ven biển một số tỉnh miền Trung như Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Phú Yên, Bình Thuận, Cà Mau là khu vực tập trung đông dân cư và nhiều hoạt động kinh tế xã hội đang có tốc độ phát triển nhanh.

Trong khi đó, hạn hán, xâm nhập mặn trong những năm gần đây diễn ra ngày càng phức tạp cả về phạm vi và cường độ, đặc biệt là đợt hạn lịch sử diễn ra từ nửa cuối năm 2014 đến giữa năm 2016 trên diện rộng tại 18 tỉnh, thành phố Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và đặc biệt là đồng bằng sông Cửu Long đã gây tác động rất lớn đến đời sống kinh tế xã hội, môi trường sinh thái trong khu vực, nhất là về sản xuất nông nghiệp, đã có trên 2 triệu người bị ảnh hưởng, 500.000 hộ dân thiếu nước sạch, 280.000ha lúa và hoa màu bị thiệt hại, 38.889 ha cây công nghiệp bị thiệt hại (lần đầu tiên nông nghiệp tăng trưởng âm 0,18% trong 6 tháng đầu năm 2016); thiệt hại về kinh tế trên 15.700 tỷ đồng.

Ngoài ra, còn nhiều thiên tai khác đã và đang có chiều hướng gia tăng như gió mạnh trên biển, rét đậm, rét hại, dông lốc, sét, nắng nóng,... cũng gây thiệt hại lớn về người, tài sản, ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống của nhân dân.

Trong bối cảnh kinh tế - xã hội đất nước còn nhiều khó khăn, nhưng với sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, đặc biệt sự chỉ đạo quyết liệt, kịp thời của Thủ tướng Chính phủ, sự hoạt động có hiệu quả trong công tác chỉ đạo, chỉ huy phòng chống thiên tai các cấp, các ngành từ Trung ương đến cơ sở, sự chủ động sáng tạo khắc phục khó khăn của người dân và sự và cuộc của cả hệ thống chính trị nên đã giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản.

Trước những diễn biến bất thường khốc liệt của thiên tai nhưng nhờ công tác chỉ đạo, điều hành, chỉ huy được triển khai quyết liệt, linh hoạt, kịp thời chính xác nhất là của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai và hầu hết các địa phương đối với các đợt thiên tai nói chung, trong đó đặc biệt là việc vận hành xả lũ hồ Hòa Bình, Cửa Đạt, Tả Trạch, tràn Lạc Khoái, một số hệ thống đê ở Ninh Bình, Thanh Hóa vượt lũ lịch sử đã không để xảy ra vỡ đê, không phân lũ, giảm ngập lụt hạ du hạn chế tối đa thiệt hại về người và tài sản.

Công tác dự báo, thông tin truyền thông đặt nhiều tiến bộ; đặc biệt thông tin dự báo bão, ATNĐ đã được truyền tải tới hầu hết các tầu thuyền trên biển, người dân hoạt động ở khu vực ven bờ, trên bờ góp phần giúp ngư dân biết chủ động phòng tránh bằng hệ thống các đài duyên hải, các trạm ven bờ, hệ thống Movima và đặc biệt là sự kêu gọi, kiểm đếm của lực lượng Biên phòng tuyến biển; tăng thời lượng phát tin trên sóng truyền hình và gần đây là sử dụng tin nhắn của các nhà mạng.
 
(Theo VTV)

Các tin khác
Từ 1/4, Petrolimex sẽ phát hành hóa đơn điện tử. Ảnh minh hoạ

Khách hàng dễ dàng nhận hóa đơn điện tử bằng cách nhận mã tra cứu qua địa chỉ email hoặc biên lai sau đó truy cập vào trang web của Petrolimex.

Tàu hỏa leo núi Mường Hoa nhìn từ trên cao.

Tuyến tàu hỏa leo núi Mường Hoa hiện đại nhất Việt Nam nối liền thị trấn Sa Pa với Ga đi cáp treo Fansipan do Tập đoàn Sun Group đầu tư xây dựng, sẽ chính thức khai trương ngày 31/3, góp thêm cho du lịch Lào Cai một sản phẩm mới đặc sắc, đồng thời gia tăng trải nghiệm cho du khách khi đến với Sa Pa.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu tại cuộc họp.

Chính phủ sẽ đủ khả năng để điều hành chỉ số giá tiêu dùng tăng 4% theo đúng yêu cầu của Quốc hội.

Mô hình trồng rau thủy canh của Công ty cổ phần Doanh nhân trẻ Yên Bái tại thôn Bảo Thịnh, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái.

YBĐT - Nhiệm vụ tuyên truyền về sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đối với đặc thù tỉnh Yên Bái những năm qua gắn liền với đẩy mạnh tuyên truyền về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Đề án "Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Yên Bái theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, giai đoạn 2015 - 2020”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục