Hội nghị xin ý kiến vào Đề án phát triển sản phẩm du lịch đặc thù miền Tây Yên Bái đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

  • Cập nhật: Thứ bảy, 12/5/2018 | 8:59:35 AM

YênBái - YBĐT - Ngày 11/5, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị xin ý kiến vào Đề án phát triển sản phẩm du lịch đặc thù miền Tây Yên Bái đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Đồng chí Dương Văn Tiến - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị.

Quang cảnh Hội nghị.
Quang cảnh Hội nghị.

Đề án phát triển sản phẩm du lịch đặc thù miền Tây Yên Bái đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 gồm 3 phần chính bao gồm: Tiềm năng và hiện trạng khai thác sản phẩm du lịch đặc thù miền Tây; Định hướng khai thác sản phẩm du lịch đặc thù miền Tây Yên Bái; Lộ trình khai thác và các giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù miền Tây Yên Bái. 

Theo đó, tại các huyện miền Tây của tỉnh sẽ được phân khu chức năng để xây dựng các loại hình du lịch đặc thù. Trong đó, phân khu vực du lịch mạo hiểm kết hợp với du lịch cộng đồng; khu vực du lịch sinh thái kết hợp với du lịch cộng đồng; khu vực du lịch trải nghiệm đời sống văn hóa kết hợp với du lịch cộng đồng. 

Đề án cũng đưa ra hệ thống các khu, tuyến, điểm du lịch, cụ thể là các điểm du lịch mạo hiểm, điểm du lịch kết hợp du lịch cộng đồng, điểm du lịch sự kiện, điểm du lịch kết hợp sinh thái, các tuyến du lịch chính, các khu du lịch chính.
 
Cùng với đó, Đề án đưa ra định hướng phát triển sản phẩm du lịch cụ thể...

Tại Hội nghị, các đại biểu đều cho rằng Đề án có ý nghĩa lớn góp phần thúc đẩy phát triển du lịch đặc thù khu vực phía Tây của tỉnh. 

Tuy nhiên, đơn vị tư vấn cần tập trung nghiên cứu sâu về văn hóa tâm linh, các lễ hội, phong tục, tập quán của người bản địa; xây dựng cảnh quan thiên nhiên bằng việc bảo tồn các loại cây bản địa; xây dựng thương hiệu các sản phẩm du lịch đặc thù; xây dựng, khai thác các sản phẩm du lịch được vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, danh thắng cấp quốc gia...

Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Dương Văn Tiến - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đồng tình với các nội dung đề cập trong Đề án. Đồng chí yêu cầu phía đơn vị tư vấn cần rà soát các sản phẩm khả thi, khảo sát cụ thể và có sự phối hợp chặt chẽ với các địa phương để thực hiện xây dựng Đề án; có lộ trình thực hiện cụ thể. 

Quan điểm về đầu tư, đồng chí yêu cầu theo khả năng lộ trình sẽ cân đối cụ thể trong đó đầu tư cho người dân, cộng đồng trong phát triển du lịch. Trước mắt từ nay đến năm 2020, đồng chí yêu cầu đối với thị xã Nghĩa Lộ cần tập trung khai thác văn hóa Mường Lò, múa xòe; phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái tập trung vào bản Sà Rèn; nâng cao tính chuyên nghiệp về làm du lịch. 

Đối với huyện Trạm Tấu, tập trung khai thác thế mạnh của suối nước nóng, đỉnh Tà Xùa, ruộng bậc thang. Huyện Văn Chấn thì cần tập trung đầu tư vào khu du lịch sinh thái Suối Giàng; phát triển du lịch cộng đồng sinh thái ở bản Pang Cáng… 

Huyện Mù Cang Chải tập trung đẩy mạnh phát triển du lịch văn hóa ruộng bậc thang và các hoạt động phụ trợ, thành lập Câu lạc bộ dù lượn Yên Bái…
 
Đồng chí đề nghị cần xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ cho người dân làm du lịch, trong đó, tập trung vào chính sách hỗ trợ đào tạo, tập huấn kỹ năng làm du lịch; hỗ trợ cho người dân phát triển các sản phẩm lưu niệm để làm du lịch; hỗ trợ người dân cải tạo cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị bằng vốn vay ưu đãi; hỗ trợ thông tin tuyên truyền, quảng bá…
 
Đồng chí yêu cầu đơn vị tư vấn xây dựng Đề án phải cụ thể hóa từng nội dung, từng việc làm, đồng thời phối hợp với địa phương để thực hiện khảo sát cụ thể. Đồng chí cũng đề nghị các địa phương cần nghiên cứu những việc cần làm ngay từ nay đến cuối năm...

Thanh Ba

Các tin khác
Ảnh chỉ có tính minh hoạ.

Theo báo cáo nhanh ngày 11/5 của Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, từ ngày 8 - 10/5/2018, mưa lớn và giông, lốc, sét đã gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Tổng thiệt hại ước tính khoảng 8,3 tỷ đồng.

Ảnh minh họa

Chính phủ vừa ban hành các Nghị quyết điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) của 13 tỉnh gồm Hà Nam, Hà Giang, Bắc Kạn, Bắc Giang, Phú Thọ, Lạng Sơn, Thanh Hóa, Phú Yên, Quảng Bình, Nghệ An, Gia Lai, Khánh Hòa, Vĩnh Phúc.

Một mô hình nuôi gà quy mô lớn ở xã Minh Quán.

YBĐT  Nhóm liên kết chăn nuôi gà ở Minh Quán hiện có 26 hộ thành viên với gần 40 trang trại, nhiều hộ có từ 2 - 3 trang trại. 

Nhiều người dân trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ tìm cách vớt củi, gỗ trên suối khi đang có mưa lũ bất chấp nguy hiểm.

YBĐT - Chỉ tính riêng năm 2017 đã có 3 người chết, 2 người bị thương; 7 nhà bị sập đổ, cuốn trôi hoàn toàn; 10 nhà bị sạt lở phải di dời khẩn cấp; 459 nhà bị ngập lụt; sạt lở 2.940 m đường giao thông, nhiều cầu cống, công trình kè, thủy lợi… 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục